04:04 EDT Thứ sáu, 05/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thực hiện Chỉ thị 40-CT/W ở Lào Cai: Hơn 2.200 hộ thoát nghèo

Thứ ba - 03/09/2019 10:07
Mặc dù ngân sách địa phương chuyển sang Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) tỉnh Lào Cai mới đạt gần 90 tỷ đồng, chưa lọt vào câu lạc bộ 100 tỷ đồng của cả nước, nhưng nếu nhìn lại ngày đầu thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư chỉ với gần 16 tỷ đồng thì đó là một bước tăng trưởng ngoạn mục.

Nhiều huyện vào cuộc

Đặc biệt hơn, nguồn vốn ngân sách không chỉ từ tỉnh, mà nhiều huyện miền núi khó khăn như Si Ma Cai, Sa Pa... cũng dành một phần lớn ngân sách của huyện hiện thực hóa những định hướng dự án sinh kế bền vững cho hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác. Điều này tạo nên bước đột phá riêng có của Lào Cai trong việc thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội.

Huyện ủy, UBND huyện Sa Pa coi Chỉ thị số 40 là phương cách giúp ích cho công cuộc giảm nghèo phát triển bền vững của địa phương. “HĐND huyện đã đưa vào nghị quyết trích tối thiểu 5 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách huyện hàng năm chuyển sang Ngân hàng CSXH huyện để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, cũng như các dự án trọng tâm của huyện”- Phó Chủ tịch UBND huyện Sa Pa Trần Trọng Thông cho biết.

Hiệu ứng từ nguồn vốn ngân sách huyện cộng vốn Ngân hàng CSXH và sinh kế vạch sẵn đã và đang giúp người dân Sa Pa phát triển kinh tế bền vững. Như dự án chăn nuôi bò hàng hóa tại xã Thanh Kim từ nguồn vốn ngân sách huyện chuyển sang Ngân hàng CSXH cho vay năm 2016 với 34 con bò/17 hộ và bổ sung thêm 37 hộ tham gia dự án bằng vốn vay của Ngân hàng CSXH, sau 3 năm triển khai, đến nay đã có tổng số 259 con bò và bê, bình quân mỗi hộ thuộc dự án đã có thêm từ 3 đến 4 con.

Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Si Ma Cai cũng thống nhất dành và bố trí chuyển nguồn vốn từ ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng CSXH để mở rộng cho vay đồng bào dân tộc thiểu số. Lũy kế nguồn vốn ngân sách huyện chuyển qua 5 năm qua đạt gần 28 tỷ đồng để tăng cường cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác thực hiện đã góp phần tạo nên bước chuyển lớn trong giảm nghèo bền vững tại huyện nghèo Si Ma Cai.

 thuc hien chi thi 40-ct/w o lao cai: hon 2.200 ho thoat ngheo hinh anh 1

Vay vốn Ngân hàng CSXH đầu tư chăn nuôi đại gia súc như trâu, bò là hướng làm ăn được nhiều hộ nông dân tỉnh Lào Cai lựa chọn. V.H

Nguồn vốn chuyển từ ngân sách địa phương qua Ngân hàng CSXH tỉnh Lào Cai riêng 6 tháng đầu năm 2019 có doanh số cho vay là trên 23 tỷ đồng đưa lũy kế cả 5 năm là 22,8 tỷ đồng. Dư nợ cho vay từ nguồn vốn ngân sách địa phương đạt gần 22,5 tỷ đồng, đưa tổng dư nợ toàn huyện tại Ngân hàng CSXH đến 30/6/2019 lên 211 tỷ đồng, tăng 88,7 tỷ đồng so với cuối năm 2014.

Nguồn vốn tín dụng chính sách đã góp phần giảm 2.204 hộ  nghèo, đưa số hộ nghèo đến cuối năm 2018 về 1.661 hộ, chiếm 22,96% (tỷ lệ giảm 34,05% so với đầu giai đoạn chuẩn nghèo đa chiều). 5/13 xã của huyện Si Ma Cai đạt chuẩn nông thôn mới và không còn xã nào thuộc vùng lõi nghèo của tỉnh.

Hứa hẹn những bứt phá

Nghị quyết số 20-NQ/TU ngày 24/5/2019 mà Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai vừa ban hành trở thành một “cú hích” lớn đối việc giảm nghèo bền vững tại các xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 40% trở lên đến hết năm 2020, tầm nhìn đến 2025, có xét đến năm 2030.

Theo đó, HĐND tỉnh Lào Cai đã đưa vào nghị quyết ngân sách tỉnh ủy thác qua Ngân hàng CSXH bình quân 1 tỷ đồng/xã/năm cho 43 xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 40% trở lên trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2019 - 2025, với lãi suất ưu đãi để cho vay giúp các hộ có điều kiện phát triển kinh tế.

Về việc làm này của Lào Cai, Tổng Giám đốc Ngân hàng CSXH Dương Quyết Thắng phân tích: “Tập trung cho vay cho vay phát triển kinh tế - xã hội tại các xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 40% trở lên, trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2019 - 2025 là cách làm hay, sáng tạo của Lào Cai trong việc sử dụng nguồn vốn ủy thác tại địa phương. Đây là một chính sách có tính đột phá thể hiện sự quan tâm đặc biệt và quyết tâm cao của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, các sở, ban ngành, đoàn thể đối với người nghèo và tín dụng chính sách xã hội”.

Bà Hà Thị Nga - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lào Cai khẳng định việc thực hiện đưa Chủ tịch UBND cấp xã tham gia Ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH cấp huyện là chủ trương đúng đắn, phù hợp với thực tiễn hiện nay. Với mô hình, cách làm này đã giúp cho chính quyền và người dân gần nhau hơn. Qua đó, đã tạo được lòng tin của nhân dân đối với các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và hoạt động của Ngân hàng CSXH.

Theo Việt Hải/danviet.vn
Xem bài viết gốc tại đây

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: tỷ đồng

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 185

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 182


Hôm nayHôm nay : 35923

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 254752

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64240696