Sau chuyến thăm, làm việc tại Nhật Bản (từ 3-7.4.2017) nghiên cứu chính sách phát triển nông nghiệp, ND, nông thôn của quốc gia này, Chủ tịch Lại Xuân Môn cho biết, chính sách đất đai cho nông nghiệp hợp lý, hài hòa quyền lợi giữa các bên liên quan là 1 trong những yếu tố giúp đưa ngành nông nghiệp cất cánh.
Các doanh nghiệp Nhật Bản đang rất quan tâm và đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam”. Ủy viên T.Ư Đảng, Chủ tịch
|
Chủ tịch Lại Xuân Môn thông tin, Nhật Bản có hơn 127 triệu dân, nhưng chỉ có gần 2 triệu người làm nông nghiệp. Về mặt địa hình, và độ màu mỡ của đất nông nghiệp, Nhật Bản thua kém Việt Nam rất nhiều. Cả nước Nhật Bản chỉ có 4,61 triệu ha đất sản xuất nông nghiệp, trong đó diện tích đất trồng lúa là 2,51 triệu ha. So với một số vùng của Việt Nam, bình quân diện tích đất canh tác/hộ của Nhật Bản cũng thấp, năm 2015 bình quân mỗi hộ có 2,2ha đất canh tác. Để nâng cao giá trị sản phẩm, Nhật Bản có chính sách khuyến khích, hỗ trợ ND chuyển từ sản xuất lúa gạo sang cây trồng khác có giá trị cao, thêm giá trị gia tăng. Mức hỗ trợ của Chính phủ Nhật Bản thấp nhất là 100.000 – 13.000 yên/ha (tương 20 – 26 triệu đồng/ha) và mức hỗ trợ này tùy loại đất.
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp khá eo hẹp và khó mở rộng thêm, vậy Chính phủ Nhật có chính sách gì để thúc đẩy tăng trưởng nhìn từ góc độ quản lý, điều hành đất đai, thưa ông?
- Về chính sách đất đai, Chính phủ khuyến khích và tạo điều kiện sử dụng tối đa quỹ đất hiện có, đồng thời đảm bảo duy trì dự màu mỡ của đất và nguyên tắc “Người cày có ruộng”. Đất đai ở Nhật Bản có hình thức thuộc sở hữu tư nhân. Chủ sở hữu đất nông nghiệp bắt buộc phải sử dụng đất cho sản xuất nông nghiệp, không được để hoang hóa quá 1 năm. Người sở hữu đất không sản xuất nông nghiệp, nhưng vẫn muốn sở hữu có thể ủy thác ngân hàng đất đai cho thuê. Khi ủy quyền cho thuê, chủ sở hữu đất sẽ được miễn các loại thuế có liên quan… Chính yếu tố này đã “giải phóng”, mở rộng “chiếc áo” hạn điền và đảm bảo sự công bằng cho ND với các đối tượng nghề nghiệp khác trong xã hội và đảm bảo sự công bằng giữa ND có đất ủy thác cho ngân hàng và người thuê lại đất từ ngân hàng đất đai…
Thu hoạch cà chua tại Aichi Nhật Bản. Ảnh: I.T
Thưa Chủ tịch, hành lang pháp lý của Nhật Bản quy định về thu hồi, đền bù khi thu hồi đất nông nghiệp của nông dân được quy định ra sao?
- Nhà nước Nhật Bản có chính sách đền bù thỏa đáng cho ND khi thu hồi đất. Việc đền bù được thực hiện theo 2 phương thức. Một là, Nhà nước và người ND thỏa thuận với nhau về mức giá đến bù theo giá thị trường. Hai là, nếu 2 bên không thống nhất được mức giá đền bù sẽ có 2 đơn vị thẩm định giá độc lập. Lúc này, giá đến bù là mức trung bình của 2 mức giá do 2 đơn vị thẩm định độc lập đưa ra, nhưng về nguyên tắc phải bằng hoặc cao hơn giá thị trường.
Được biết, vừa qua, Chủ tịch và đoàn công tác cũng có chuyến thăm, làm việc tại Hàn Quốc. Vậy, chính sách của 2 nước Nhật Bản và Hàn Quốc đối với việc chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng các loại cây trồng giá trị cao hơn được thể hiện như thế nào?
- Cả 2 nước Nhật Bản và Hàn Quốc đều khuyến khích trồng các cây hiệu quả và giảm đất lúa. Nhật Bản chỉ có 2,51 triệu ha trồng lúa, thế mà vẫn đảm bảo lương thực cho trên 127 triệu người dân và vẫn thừa để xuất khẩu. Gạo xuất khẩu của Nhật Bản bao giờ cũng đứng ở mức giá cao nhờ nước này áp dụng thành công các công nghệ giống, công nghệ tưới tiêu, công nghệ chế biến hạt gạo. Gạo của Nhật Bản hiện nay được sản xuất theo hướng tinh vi-tức là phát triển các dòng gạo theo chức năng dinh dưỡng như giàu đạm, giàu vitamin, giàu các axit amin…
Hàn Quốc chỉ có hơn 900.000ha trồng lúa nhưng vẫn đảm bảo an ninh lương thực cho gần 200 triệu người và vẫn có xuất khẩu. Và khi sản xuất đủ lương thực, Nhật Bản và Hàn Quốc khuyến khích nông dân giảm diện tích trồng lúa để chuyển sang cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn. Nếu ND không trồng lúa, nhà nước hỗ trợ ND tiền để chuyển đổi cây trồng.
Về đầu tư cho nông nghiệp, ND, Chính phủ Nhật Bản có chính sách thế nào?
- Nhật Bản và Hàn Quốc đều ưu tiên đầu tư cho phát triển nông nghiệp. Mặc dù GDP trong nông nghiệp chỉ chiếm 1% toàn bộ nền kinh tế, nhưng Nhật Bản vẫn đầu tư 10% ngân sách cho nông nghiệp. Ở Hàn Quốc, GDP trong nông nghiệp chỉ chiếm 2%, nhưng được đầu tư trở lại tới 6%. Các doanh nghiệp Nhật Bản đang rất quan tâm và đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam. Do vậy, thông qua “kênh” Hội NDVN, Nhật Bản rất mong muốn được tiếp nhận các thực tập sinh của Việt Nam sang làm việc và học tập trong lĩnh vực nông nghiệp, đồng thời hiểu về văn hóa truyền thống của Nhật Bản để khi trở về nước có thể làm việc trong các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam.
Xin cảm ơn Chủ tịch!
Theo: Phương Đông/danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn