14:56 EST Thứ sáu, 27/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tiệm cận nông nghiệp 4.0

Thứ hai - 04/12/2017 05:11
Nông nghiệp 4.0 giúp quản lý đến từng ô thửa để tăng năng suất, chất lượng, giảm giá thành, giảm thiểu tồn dư hóa chất, tăng lợi nhuận và duy trì chất lượng môi trường.
Tại Hội thảo lựa chọn và ứng dụng hiệu quả công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp vừa qua ở Long An (do Bộ NN-PTNT và 3 tỉnh tiểu vùng Đồng Tháp Mười là Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp tổ chức), những nông dân tiên tiến tham dự đã có dịp chia sẻ, nắm bắt thêm nhiều thông tin về nông nghiệp công nghệ cao, nhất là về nông nghiệp 4.0...  
Những mô hình thành công
PGS-TS Mai Thành Phụng, Hiệp hội Doanh nghiệp - Trang trại Việt Nam, Phó Giám đốc Trung tâm Tư vấn và nghiên cứu nông nghiệp nhiệt đới, cho biết nông nghiệp công nghệ cao là nền nông nghiệp được ứng dụng kết hợp những công nghệ mới, tiên tiến để sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả, tạo bước đột phá về chất lượng, năng suất, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của xã hội và đảm bảo sự phát triển bền vững.
Đó là sự tích hợp công nghiệp hóa nông nghiệp (cơ giới hóa) các khâu sản xuất, thu hoạch, sơ chế và chế biến), tự động hóa, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học... Ba tiêu chí cơ bản của nông nghiệp công nghệ cao là: Hiệu quả kinh tế cao hơn so với mặt bằng sản xuất hiện tại; Góp phần bảo vệ môi trường; Phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội. 
Tiệm cận nông nghiệp 4.0 ảnh 1Trồng dưa lưới ứng dụng công nghệ cao tại trại giống của Trung tâm Giống thủy sản và cây trồng (Củ Chi). Ảnh: PHIÊU NHIÊN
Cả nước đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều mô hình ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất hiệu quả, điển hình như Hợp tác xã (HTX) Anh Đào (TP Đà Lạt).
Ông Nguyễn Công Thừa, Giám đốc HTX Anh Đào, cho biết đang ứng dụng công nghệ nhà kính, nhà lưới và áp dụng thiết bị tự động hóa vào tưới tiêu. Hiện HTX Anh Đào đang trồng rau quả VietGAP, cung cấp cho các hệ thống siêu thị cả nước và xuất khẩu, với sản lượng khoảng 54.000 tấn/năm, doanh thu hơn 10 triệu USD/năm. 
Là một trong những nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2015, ông Phạm Năng Thành (huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên) thông tin rằng đang trồng 200ha chuối tiêu hồng và chuối tây.
Với việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, ông đã xây dựng thành công thương hiệu chuối 3T, được đưa vào hệ thống siêu thị, xuất khẩu sang Trung Quốc và đang hướng tới xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Nhật Bản, châu Âu. Trung bình mỗi năm, công ty của ông đạt doanh thu gần 30 tỷ đồng, tạo việc làm cho 40 lao động. 
Với ông Võ Quan Huy - nổi tiếng là người khai hoang ở miền Nam (hiện canh tác khoảng 1.000ha đất nông nghiệp), dù trồng và nuôi nhiều loại cây con, nhưng mọi người biết về ông Huy như là “vua chuối” với thương hiệu FOHLA xuất khẩu qua Nhật Bản.
Ông Huy chia sẻ về thực tế ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất: “Ở trang trại trồng chuối và nuôi bò (Long An) đều được cơ giới hóa, chúng tôi đang tìm cách ứng dụng công nghệ số để tự động hóa thức ăn, nguồn dinh dưỡng. Với con tôm ở Sóc Trăng cũng vậy, toàn bộ các khâu trong sản xuất đều ứng dụng công nghệ và thiết bị để đo nhiệt độ, sự sinh trưởng, chỉ số hóa lý môi trường nước. Thực tế cho thấy, việc ứng dụng công nghệ cao hỗ trợ rất nhiều trong việc đảm bảo năng suất, ổn định chất lượng và an toàn thực phẩm, đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của nước ngoài”. 
Nền nông nghiệp thông minh
Theo Tiến sĩ Lê Quý Kha, Phó viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam, nông nghiệp 4.0 là hàm số mũ của nông nghiệp thông minh, công nghệ thông minh, thiết kế thông minh và doanh nghiệp thông minh.
Đó là nền nông nghiệp có thể điều chỉnh phân bón, nước tưới, thuốc bảo vệ thực vật, lượng hạt giống gieo trồng...
Sự điều chỉnh này dựa vào biến động dinh dưỡng, nước, độ phì của từng thửa ruộng (40m2 - 400m2) thông qua thiết bị định vị toàn cầu, mạng kết nối, bộ giám sát sinh trưởng và năng suất mùa vụ, cảm biến thăm dò từ xa gắn với máy kéo, bộ điều chỉnh liều lượng vật tư đầu vào, thu thập dữ liệu rồi truyền về máy tính trung tâm để xử lý.
Nông nghiệp 4.0 giúp quản lý đến từng ô thửa để tăng năng suất, chất lượng, giảm giá thành, giảm thiểu tồn dư hóa chất, tăng lợi nhuận và duy trì chất lượng môi trường. 
Tiến sĩ Lê Quý Kha nhận định, tuy chưa thể áp dụng mô hình nông nghiệp 4.0 đầy đủ như các nước tiên tiến, nhưng ở Việt Nam đã và đang xuất hiện một số mô hình ứng dụng giải pháp thông minh, như việc ứng dụng “3 giảm, 3 tăng” trong canh tác lúa, bón phân viên, phân bón nhả chậm thông minh (chỉ bón một lần nhưng đủ dinh dưỡng cả vụ cho cây trồng), hay mô hình tưới tiết kiệm gắn các sensor điều khiển tự động...
Hoặc một số mô hình ứng dụng cả giải pháp và thiết bị thông minh (tuy chưa đầy đủ) như: Chăn nuôi bò sữa ở TH True Milk (Nghệ An); Trại trình diễn và thực nghiệm chăn nuôi bò sữa công nghệ cao Israel ở TPHCM; mô hình trồng rau sạch nhà kính của VinEco (Tập đoàn VinGroup); phần mềm SmartChick của Microsoft Việt Nam trong nuôi gà thông minh thông qua công nghệ IoT; mô hình hợp tác giữa Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam với Công ty Cọp Sinh Thái để sản xuất lúa hữu cơ; ứng dụng thiết bị trên canh tác rau; ứng dụng nano trong canh tác lúa gạo sạch, an toàn, giảm phân bón và thuốc bảo vệ thực vật... 
Đến  nay, Bộ NN-PTNT đã công nhận 21 doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hoạt động trong các lĩnh vực: sản xuất rau an toàn và nhân giống rau, hoa quy mô công nghiệp; nhân giống hoa và trồng hoa quy mô công nghiệp; chăn nuôi bò sữa; sản xuất heo giống quy mô công nghiệp; sản xuất gà giống quy mô công nghiệp; nuôi tôm công nghiệp; chế biến sâu thực phẩm thủy sản; sản xuất giống thủy sản quy mô công nghiệp; chế phẩm vi sinh dùng trong nuôi trồng thủy sản…
Theo PGS-TS Mai Thành Phụng, việc áp dụng công nghệ cao vào sản xuất đã đáp ứng được vài khâu trong công nghệ 4.0, giúp giá trị sản phẩm nâng lên rõ rệt.
Nông nghiệp 4.0 đã giúp hạ 50% giá thành sản xuất bắp và đậu nành ở Mỹ, Brazil, Argentina. Cụ thể, giá thành sản xuất ở Mỹ hay Brazil, Argentina là 138USD - 144USD/tấn bắp, 314USD - 323USD/tấn đậu nành; trong khi sản xuất 2 loại cây này ở Việt Nam hiện nay là 323USD/tấn bắp và 825USD/tấn đậu nành.

CÔNG PHIÊN
http://www.sggp.org.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 179

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 177


Hôm nayHôm nay : 37396

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1204867

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72887576