Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), năm 2014, Chính phủ đã bố trí 4.765 tỷ đồng vốn trái phiếu chính phủ và 490 tỷ đồng vốn sự nghiệp để hỗ trợ các địa phương triển khai Chương trình. Các địa phương đã huy động nguồn lực tập trung hoàn thành công tác quy hoạch và lập đề án nông thôn mới cấp xã đảm bảo đúng tiến độ. Xác định phát triển sản xuất là vấn đề cốt lõi nhằm nâng cao thu nhập, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống cho nông dân, các địa phương đã xây dựng trên 9.000 mô hình sản xuất mới. Ngoài chính sách hỗ trợ chung của Chính phủ, nhiều địa phương có chính sách hỗ trợ vốn vay, lãi suất ưu đãi để giúp nông dân mua máy móc nông nghiệp. Hầu hết các địa phương tiếp tục quan tâm phát triển cơ sở vật chất văn hóa, giáo dục, thúc đẩy các hoạt động thể dục thể thao quần chúng ở các xã, tăng cường công tác xử lý ô nhiễm và phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp.
Về cơ bản, đến hết năm 2014, có 97% số xã phê duyệt quy hoạch NTM, 87% số xã phê duyệt đề án; bình quân mỗi xã trên toàn quốc đạt 10 tiêu chí, tăng 5,38 tiêu chí/xã so với năm 2010 và tăng 2,13 tiêu chí so với năm 2013; có 785 xã (chiếm 8,8%) đạt chuẩn đã hoàn thành 19 tiêu chí, 1.285 xã (14,5 %) đạt từ 15 đến 18 tiêu chí, 2.836 xã (32,1 %) đạt từ 10 đến 14 tiêu chí, 2.964 xã (33,6 %) đạt từ 5 đến 9 tiêu chí, 945 xã (11%) đạt dưới 5 tiêu chí và không còn xã trắng tiêu chí. Hiện nay đã có 02 đơn vị cấp huyện (thuộc tỉnh Đồng Nai) đạt chuẩn NTM. Bước sang năm 2015, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) xác định sẽ tiếp tục ưu tiên chỉ đạo và huy động nguồn lực cho phát triển nông thôn, trọng tâm là thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM. Theo đó, mục tiêu năm 2015, có thêm khoảng 1.100 xã đạt chuẩn NTM (nâng tổng số xã đạt chuẩn đến cuối 2015 khoảng 1.900 xã, tương đương 20%), tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 85%, tỷ lệ hộ dân nông thôn có hố xí hợp vệ sinh đạt 65%, tỷ lệ hộ nông dân chăn nuôi có chuồng trại hợp vệ sinh đạt 45%. Để thực hiện hiệu quả mục tiêu trên, Bộ NN&PTNT xác định sẽ tập trung thực hiện cụ thể từng nội dung, bao gồm: Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý cho chương trình, tập trung xây dựng chính sách; tổ chức thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị về một số chủ trương, giải pháp tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và các nhiệm vụ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại hội nghị sơ kết 03 năm thực hiện Chương trình. Thứ hai, tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện xây dựng nông thôn mới ở các cấp, các ngành theo chiều sâu, theo chuyên đề cho từng tiêu chí; xây dựng sổ tay hướng dẫn về nội dung, cơ chế tài chính cụ thể đối với từng tiêu chí để chỉ đạo toàn diện, tạo chuyển biến rõ rệt lên thu nhập, đời sống của người dân nông thôn và đổi mới về chất kết cấu hạ tầng, kinh tế - xã hội ở nông thôn; đưa “nông thôn mới” tới cấp hộ gia đình ở những nơi đã hoàn thành các tiêu chí, chỉ tiêu cấp xã, thôn. Thứ ba, tiếp tục chỉ đạo các địa phương tập trung bố trí ngân sách; thực thi các chính sách hỗ trợ minh bạch phát triển các công trình hạ tầng thiết yếu cấp xã, thôn, bản trực tiếp gắn với phát triển sản xuất, đời sống của người dân, như: giao thông (chính sách hỗ trợ xi măng để làm đường đang thực hiện thành công ở nhiều nơi), thuỷ lợi, nước sinh hoạt, nhà văn hoá thôn, bản. Thứ tư, tập trung chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu sản xuất trên địa bàn xã theo hướng sản xuất hàng hoá, nâng cao hiệu quả sản xuất để nâng cao thu nhập cho nông dân. Hướng dẫn thực hiện tiêu chí NTM thuộc chức năng quản lý của ngành: Thủy lợi, tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch, hình thức tổ chức sản xuất, vệ sinh môi trường nông thôn; củng cố, nâng cao chất lượng bộ máy giúp việc Ban chỉ đạo các cấp theo hướng chuyên trách. Thứ năm, tiếp tục tổ chức tuyên truyền và vận động thực hiện Chương trình bằng nhiều hình thức đến các cấp, ngành và người dân./. | ||
Các từ khóa theo tin: | ||
Việt Hà theo dcsvn |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn