07:37 EST Thứ sáu, 10/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tin NN Tây Bắc: Phù Yên sẵn sàng cho Ngày hội nông sản

Thứ ba - 19/11/2019 02:33
Từ ngày 22-23/11, sẽ diễn ra Ngày hội nông sản huyện Phù Yên (Sơn La) năm 2019.
phu-yen.jpg
Ảnh: Báo Sơn La

Chủ tịch UBND huyện Đào Văn Nguyên, cho biết: Phù Yên đã thành lập Ban tổ chức Ngày hội, cũng như các tiểu ban đảm nhận các nội dung chương trình; xây dựng kịch bản chương trình, thiết kế sân khấu; chỉ đạo UBND các xã, thị trấn, các đơn vị liên quan chuẩn bị các điều kiện tham gia, lựa chọn sản phẩm nông sản đặc trưng của địa phương để trưng bày, quảng bá, giới thiệu; luyện tập các tiết mục văn nghệ, các môn thể thao...

Ngày hội văn hóa, thể thao các dân tộc và Ngày hội nông sản huyện Phù Yên năm 2019 diễn ra trong 2 ngày (22 và 23/11) tại Hội trường trung tâm huyện, Nhà văn hóa, thể thao và sân vận động huyện. Trong khuôn khổ Ngày hội sẽ có nhiều hoạt động nêu bật truyền thống văn hóa dân tộc, giới thiệu các sản phẩm nông sản đặc trưng. Tại sân vận động huyện sẽ tổ chức 42 gian hàng trưng bày các sản phẩm: Chăn, đệm, vải thổ cẩm, trang phục dân tộc, nhạc cụ dân tộc; hoa, củ, quả, giống cây trồng, vật nuôi; các sản phẩm nông sản chế biến và các sản phẩm lâm nghiệp, thủy sản; các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ và các mặt hàng may mặc, da giầy của các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn...

Mường Ảng trồng cây ăn quả theo hướng VietGAP

Nhằm phát triển vùng cây ăn quả theo hướng tập trung, an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường, nâng cao thu nhập cho người dân, thời gian qua huyện Mường Ảng (Điện Biên) chú trọng xây dựng vùng cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGAP.

caq.jpg

Anh Phạm Xuân Vinh kiểm tra cây bưởi da xanh trồng theo mô hình VietGAP. Ảnh: Vinh Duy

Thăm gia đình anh Phạm Xuân Vinh, bản Cha Nọ, xã Ẳng Tở thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ cây ăn quả. Với diện tích trên 3ha đất đồi, anh Vinh trồng toàn bộ cam Vinh và bưởi da xanh. “Ban đầu do mình chưa có kiến thức chăm sóc, nên cả cam và bưởi vỏ dày, vị chua nên rất khó tiêu thụ. Nhờ tham gia lớp tập huấn về trồng, chăm sóc cây ăn quả theo tiêu chuẩn chất lượng cao do huyện tổ chức, đồng thời được cán bộ chuyên môn xuống tận vườn hỗ trợ, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP nên chất lượng quả đảm bảo, vỏ mỏng, vị ngọt đậm đà, được khách hàng ưa chuộng; các thương lái vào tận vườn thu mua mà không phải lo khâu tiêu thụ sản phẩm” - anh Vinh  cho biết.

Theo anh Vinh, quy trình trồng cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGAP rất chặt chẽ, chủ yếu sử dụng phân bón hữu cơ để chăm sóc. Ví dụ, đối với bưởi da xanh, chỉ phun phuốc bảo vệ thực vật trước khi cây ra hoa, và 1 lần khi quả đã lớn; đồng thời phải mua túi vải bọc từng quả để tránh côn trùng chích, làm ảnh hưởng đến sự phát triển và chất lượng quả bưởi. Ðặc biệt, mọi quy trình chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh đều có sự giám sát chặt chẽ của cán bộ khuyến nông.

Ông Kiều Xuân Hoàng, Phó trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mường Ảng cho biết: Những năm qua, ngoài hỗ trợ, định hướng một số hộ dân có truyền thống trồng cây ăn quả theo chuẩn VietGAP, từ năm 2018 đến nay huyện đã tiến hành chuyển đổi một phần diện tích đất nương, vườn tạp và các loại đất lâm nghiệp khác sang trồng cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGAP với tổng diện tích trên 200ha với gần 200 hộ tham gia. Các loại cây được trồng chủ yếu là bưởi da xanh, xoài Ðài Loan, cam.

Ðể đảm bảo chất lượng sản phẩm, phòng đã phân công cán bộ kỹ thuật hỗ trợ người dân cách lựa chọn cây giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc  đúng quy trình kỹ thuật; đồng thời hỗ trợ các loại phân bón như: Ðạm, lân, kali. Việc triển khai mô hình cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGAP khắt khe hơn về quy trình sản xuất, chăm sóc so với trước đây, nhưng đổi lại cả người tiêu dùng và người sản xuất đều được hưởng lợi; sản phẩm an toàn, thân thiện môi trường, đảm bảo đầu ra.

Nuôi cá lồng - hướng đi mới ở bản Sao Tua

Khai thác diện tích mặt nước lòng hồ thủy điện Hòa Bình, từ năm 2018 đến nay, bà con bản Sao Tua, xã Tân Hợp (Mộc Châu, Sơn La) đã phát triển nuôi cá lồng, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

ca-long.jpg

Thành viên HTX Nông nghiệp bản Sao Tua, xã Tân Hợp phát triển nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình. Ảnh: Báo Sơn La

Sao Tua là một trong những bản đi lại khó khăn nhất của xã Tân Hợp, bản có 176 hộ, trên 800 nhân khẩu, chủ yếu là người dân tộc Mường. Để giúp nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đầu năm 2018, Ban quản lý bản đã tạo điều kiện cho một số hộ gia đình đi tham quan các mô hình nuôi cá lồng ở huyện Quỳnh Nhai, Mường La để học hỏi kinh nghiệm. Sau khi tổ chức họp dân lấy ý kiến về việc phát triển nuôi cá lồng, tháng 5/2018, bản đã vận động các hộ gia đình liên kết thành lập HTX Nông nghiệp bản Sao Tua, gồm 12 thành viên. Với kinh phí hỗ trợ gần 78 triệu đồng của huyện, HTX đã xây dựng 31 lồng nuôi cá và được các cơ quan chuyên môn của huyện tập huấn, hướng dẫn quy trình kỹ thuật, cách phòng chống dịch bệnh.

Anh Mùi Văn Thứng, Trưởng bản cho biết: Sau hơn 1 năm đi vào hoạt động, HTX nông nghiệp bản Sao Tua đã tăng lên 29 thành viên và mở rộng quy mô lên 87 lồng cá, chủ yếu nuôi cá trắm, rô phi, lăng. Nhờ áp dụng quy trình kỹ thuật nên cá phát triển tốt, ít bị bệnh, dự kiến từ nay đến cuối năm HTX sẽ xuất bán khoảng hơn 30 tấn cá các loại, mang lại nguồn thu đáng kể cho các thành viên, đây là hướng đi mới trong phát triển kinh tế của bản. Thông qua các tổ chức đoàn thể, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đã tạo điều kiện cho một số thành viên HTX vay vốn ưu đãi để mở rộng quy mô sản xuất.

Là một trong những thành viên đầu tiên tham gia HTX, hộ anh Mùi Văn Bưng hiện có 4 lồng cá, gia đình vừa bán lứa đầu tiên thu hơn 40 triệu đồng tiền lãi. Anh Bưng phấn khởi: Cá được bà con nuôi chủ yếu bằng các thức ăn có sẵn ở địa phương, như: bí, sắn, ngô xay, nên thịt cá chắc và ngon; đặc biệt là bản có hơn 14 ha chuối, ngoài mục đích chính là thu hoạch quả, thì thân, lá cây được tận dụng làm thức ăn cho cá, góp phần giảm được nhiều chi phí.

Nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình đã mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế của người dân ở bản Sao Tua. Trong thời gian tới, để mở rộng quy mô sản xuất, cùng với vận động các hộ tham gia HTX, bản mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của huyện về tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, phòng chống dịch bệnh, định hướng việc phát triển nuôi cá lồng theo hướng bền vững, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.

Bản Công trồng khoai sọ

Với giá bán trung bình 15.000 đồng/kg như hiện nay, trừ chi phí ban đầu, mỗi ha khoai sọ đem về cho người trồng trên 43 triệu đồng, cao hơn hẳn so với trồng lúa nương và một số cây trồng khác trên cùng diện tích.

_trong-khoa-so.jpg

Lãnh đạo huyện Trạm Tấu thực tế mô hình thâm canh cây khoai sọ tại thôn Tà Xùa, xã Bản Công. Ảnh: Báo Yên Bái

Mô hình trồng khoai sọ trên đất trồng cây hàng năm kém hiệu quả tại thôn Tà Xùa, xã Bản Công (Trạm Tấu, Yên Bái) được triển khai thực hiện từ đầu tháng 3/2019 trên quy mô 3 ha với 10 hộ dân tham gia. Tham gia mô hình này người dân đã được huyện và Trung tâm Dịch vụ Hỗ trợ phát triển nông nghiệp (DVHTPTNN) hỗ trợ 100% giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và tập huấn kỹ thuật gieo trồng. 

Nhờ đó, năng suất khoai sọ đạt 7,7 tấn/ha, cao hơn gieo trồng thông thường từ 30 - 35%. Đây là giống khoai sọ địa phương chất lượng củ thơm, bở, ngon từ lâu được người dân trong và ngoài huyện ưa chuộng. 

Với giá bán trung bình 15.000 đồng/kg như hiện nay, trừ chi phí ban đầu, mỗi ha khoai sọ đem về cho người trồng trên 43 triệu đồng, cao hơn hẳn so với trồng lúa nương và một số cây trồng khác trên cùng diện tích. 

Là một trong 10 hộ dân trực tiếp tham gia thực hiện mô hình, ông Phàng A Dề ở thôn Tà Xùa phấn khởi cho biết: "Những diện tích này, trước đây gia đình mình trồng lúa nương và ngô nhưng đất bạc màu rồi nên năng suất chẳng được bao nhiêu. Năm nay, trồng khoai sọ mình thấy được nhiều hơn hẳn so với trước. Vụ tới mình sẽ tiếp tục trồng khoai sọ và mở rộng thêm diện tích nữa”. 

Từ thành công của mô hình trồng khoai sọ trên đất trồng cây hàng năm kém hiệu quả, người dân thôn Tà Xùa đã nắm bắt được quy trình kỹ thuật, đồng thời biết thâm canh, sử dụng các loại phân bón hữu cơ trong thâm canh an toàn thực phẩm đối với cây khoai sọ. 

Ông Giàng A Trư - Chủ tịch UBND xã Bản Công chia sẻ: "Thành công từ mô hình trồng khoai sọ trên đất trồng cây hàng năm kém hiệu quả tại thôn Tà Xùa đã giúp xã Bản Công khai thác được tiềm năng từ đất, nhất là nâng cao được giá trị kinh tế trên các diện tích đất kém hiệu quả và là tiền đề để xã tiếp tục mở rộng quy mô thâm canh loại cây trồng này trong những năm tiếp theo”. 

Được chọn là một trong những sản phẩm đặc trưng của địa phương, năm 2019, huyện Trạm Tấu đã tiến hành trồng 45 ha khoai sọ, tập trung ở các xã: Xà Hồ, Bản Công, Bản mù, Pá Hu, Pá Lau... với năng suất ước đạt 14 tấn/ha, sản lượng ước đạt 630 tấn. Toàn bộ các diện tích trên được trồng bằng giống khoai bản địa có vị thơm, bở, đậm đà được người tiêu dùng trong và ngoài huyện ưa chuộng. Quá trình canh tác thu hoạch hoàn toàn tự nhiên nên đảm bảo thân thiện với môi trường và sức khỏe con người. Bắt đầu từ cuối tháng 9, bà con các xã đã bắt đầu thu hoạch khoai sọ. 

Ông Nguyễn Văn Liễu - Phó Chủ tịch UBND huyện Trạm Tấu cho biết: "Để sản phẩm khoai sọ tiếp tục vươn xa ra thị trường, UBND huyện đang phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh đăng ký với Cục Sở hữu Trí tuệ để bảo vệ và công nhận thương hiệu cho sản phẩm khoai sọ Trạm Tấu. Từ đó, sản phẩm này sẽ được người tiêu dùng trong nước và quốc tế biết đến, góp phần bảo vệ quyền lợi cho người trồng cũng như nâng cao giá trị kinh tế cây khoai sọ”.  

Hiệu quả kinh tế mà cây khoai sọ đem lại đã được khẳng định trên vùng cao Trạm Tấu, mở ra hướng đi bền vững trong phát triển kinh tế của huyện. Đồng thời, khẳng định chủ trương đúng đắn của huyện khi chọn khoai sọ là một trong số sản phẩm đặc trưng của huyện và  trong chuỗi liên kết giá trị cao để thực hiện Chương trình hành động 144 của Tỉnh ủy.

Theo V.N( tổng hợp)/kinhtenongthon.vn
 
 
 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 271

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 268


Hôm nayHôm nay : 39684

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 359387

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73406358