Tham dự Hội nghị, về phía NHCSXH có đồng chí Nguyễn Văn Lý - Phó Tổng Giám đốc, Lãnh đạo một số Ban CMNV tại Hội sở chính, Trung tâm đào tạo. Về phía Trung ương Hội Phụ nữ có Trưởng ban Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế Hồ Thị Quý và đại diện Lãnh đạo các đơn vị trực thuộc.
Bà Nguyễn Thị Tuyết - Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát biểu tại Hội nghị |
Báo cáo tại hội nghị, tính đến 30/6/2017, tổng dư nợ ủy thác vốn vay ưu đãi qua Hội Phụ nữ đạt gần 65 nghìn tỷ đồng cho hơn 2,6 triệu người nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn tại 71.131 Tổ tiết kiệm và vay vốn. Trong đó, dư nợ tập trung vào một số chương trình cho vay lớn như: Hộ nghèo 14,5 nghìn tỷ đồng, hộ cận nghèo trên 12 nghìn tỷ đồng, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trên 10 nghìn tỷ đồng, hộ mới thoát nghèo gần 8 nghìn tỷ đồng và học sinh sinh viên gần 7 nghìn tỷ đồng...
Để giúp hội viên phụ nữ phát triển kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay ưu đãi, góp phần tăng tỷ lệ thu hồi vốn tại NHCSXH, trong 6 tháng đầu năm 2017, các cấp hội tiếp tục gắn kết việc hỗ trợ tăng hiệu quả sử dụng vốn của người vay với việc thực hiện tiêu chí “không đói nghèo” trong 8 tiêu chí của Cuộc vận động “5 không, 3 sạch” và phong trào giúp phụ nữ nghèo có địa chỉ, góp phần thực hiện chỉ tiêu “hàng năm mỗi chi hội tập trung hỗ trợ một hộ thoát nghèo theo tiêu chí đa chiều”.
Bên cạnh đó, tiếp tục đẩy mạnh củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động ủy thác của cán bộ hội cơ sở, Tổ tiết kiệm và vay vốn; chú trọng công tác kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng vốn vay; đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành; đổi mới công tác tuyên truyền, tích cực tham gia Hội thi “Nghiệp vụ giỏi tín dụng chính sách xã hội” các cấp do NHCSXH tổ chức...
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Tổng giám đốc NHCSXH Nguyễn Văn Lý cho biết, những đóng góp của các cấp hội trong hoạt động ủy thác luôn tạo điều kiện giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới và ổn định an ninh, chính trị.
Phó Tổng giám đốc Nguyễn Văn Lý đề nghị trong thời gian tới, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tiếp tục phối hợp chặt chẽ với NHCSXH tổ chức thực hiện hiệu quả tín dụng chính sách của Chính phủ. Bên cạnh đó, triển khai thực hiện cho vay theo Quyết định 2085/QĐ-TTg về phê duyệt chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017 - 2020 và phối hợp tổ chức thành công Hội thi “Nghiệp vụ giỏi, tài năng văn nghệ” tại các khu vực và toàn quốc.
Cùng với NHCSXH, Hội Phụ nữ các cấp cần chủ động báo cáo cấp ủy, chính quyền các địa phương về hoạt động của NHCSXH nói chung, hoạt động ủy thác của tổ chức hội nói riêng. Qua đó tranh thủ sự quan tâm, tạo điều kiện của cấp ủy, chính quyền các cấp trong thực hiện tín dụng chính sách trên địa bàn; thực hiện tốt Chỉ thị 40 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, góp phần thực hiện tốt Chiến lược phát triển NHCSXH đến năm 2020.
Kết luận Hội nghị, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Nguyễn Thị Tuyết khẳng định, tín dụng chính sách có ý nghĩa nhân văn, đã giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách có cơ hội thoát nghèo bền vững và Hội Phụ nữ xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm trong việc hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế. Trong thời gian tới Hội Phụ nữ sẽ tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa công tác tuyên truyền; tăng cường kiểm tra, giám sát, nâng cao nhận thức đầy đủ về tín dụng chính sách ở cơ sở; chủ động phối hợp tập huấn, nâng cao năng lực, nghiệp vụ ủy thác cho cán bộ hội, Tổ trưởng; đồng thời củng cố hoạt động Tổ tiết kiệm và vay vốn và chuyển giao khoa học kỹ thuật..
PV
http://thoibaonganhang.vn/
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn