17:52 EST Chủ nhật, 24/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tín dụng nông nghiệp phục vụ phát triển nông thôn mới

Thứ ba - 08/11/2016 08:59
Hưởng ứng phong trào chung tay xây dựng nông thôn mới, thời gian qua, các ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã tích cực phối hợp với các cấp, ngành, địa phương tạo điều kiện cho nông dân vay vốn mở rộng sản xuất, kinh doanh thúc đẩy Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tại các địa phương.
Agribank Chi nhánh tỉnh Bắc Giang đã phối hợp với các tổ chức đoàn thể
làm tốt công tác cho vay sản xuất, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Ảnh:BGP/Nguyễn Miền. 

Thúc đẩy sản xuất

Nhằm đẩy mạnh cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP, thời gian qua, Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT (Agribank) Chi nhánh tỉnh Bắc Giang đã triển khai thực hiện tốt cho vay vốn theo hạn mức tín dụng đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh quy mô nhỏ theo Quyết định số 889/QĐ-NHNo-HSX ngày 29/8/2014 của Tổng Giám đốc Agribank. Thời hạn của hạn mức tín dụng 36 tháng, mức cấp tín dụng tối đa là 200 triệu đồng, thủ tục cho vay đơn giản, giảm bớt một số loại giấy tờ trong bộ hồ sơ vay vốn, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu vốn vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn phục vụ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống của hộ gia đình.

Đồng thời, Agribank Chi nhánh tỉnh Bắc Giang đã phối hợp với các tổ chức đoàn thể như: Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh… trên địa bàn triển khai thực hiện tốt công tác cho vay đối với hộ gia đình, cá nhân thông qua tổ liên kết theo Quyết định số 14/QĐ-NHNo-HSX ngày 09/01/2015 của Tổng Giám đốc Agribank.

Tính đến 31/9/2016, dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đạt hơn 9.100 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 85,2% tổng dư nợ cho vay của chi nhánh. Trong đó, chủ yếu tập trung cho vay hộ gia đình, cá nhân, hộ kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn phục vụ cho mục tiêu chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.

Với việc cho vay theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP, hàng nghìn hộ nông dân và các chủ trang trại trên địa bàn tỉnh đã được hưởng lợi từ chính sách tín dụng của Chính phủ. Nhiều chủ trang trại, hộ gia đình đã mạnh dạn đầu tư vốn để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, vươn lên làm giàu chính đáng, góp phần xây dựng nông thôn mới tại các địa phương.

 Mô hình chăn nuôi lợn của hộ gia đình anh Hoàng Văn Xôi, thôn Đông, xã Dĩnh Trì, thành phố Bắc Giang.
Ảnh: BGP/Nguyễn Miền.

Là hộ được hưởng ưu đãi từ Nghị định 55, gia đình anh Hoàng Văn Xôi, thôn Đông, xã Dĩnh Trì (thành phố Bắc Giang) chia sẻ: “Vì hộ khẩu gia đình tôi thuộc khu vực thành phố nên trước kia tôi không được vay vốn ưu đãi phát triển nông nghiệp, nông thôn. Gia đình tôi rất cần vốn để phát triển chăn nuôi, nên biết đến chính sách tín dụng ưu đãi theo Nghị định mới, tôi đã được cán bộ Hội Nông dân xã hướng dẫn làm các thủ tục vay vốn tại Agribank Chi nhánh Bắc Giang. Với số tiền vay ngân hàng 100 triệu đồng, tôi đầu tư thả cá, chăn nuôi gà, lợn, bước đầu thu nhập khá. Nguồn vốn này thực sự cần thiết đối với nông dân chúng tôi để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện kinh tế gia đình. Tôi hy vọng tín dụng ưu đãi sẽ tiếp tục phát huy hiệu quả giúp người dân chúng tôi phát triển mở rộng sản xuất, kinh doanh, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương”. 

Có thể nói, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong những năm gần đây, công tác xóa đói giảm nghèo đã được các cấp, chính quyền, hội, đoàn thể quan tâm, giúp đỡ tạo mọi điều kiện để người dân có cơ hội tham gia phát triển kinh tế thoát nghèo, góp phần thực hiện và nâng cao các tiêu chí nông thôn mới. Đã có rất nhiều mô hình chủ trang trại, hộ gia đình đã mạnh dạn đầu tư vốn để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, vươn lên làm giàu chính đáng như: Hộ gia đình bà Phạm Thị Tuyết, chủ trang trại chăn nuôi lợn tại thôn Yên Thế, xã Tam Hiệp, huyện Yên Thế, đã được Agribank Chi nhánh huyện Yên Thế cho vay vốn để đầu tư xây dựng chuồng trại, chăn nuôi lợn siêu nạc, với quy mô mỗi lứa trên 2.000 con lợn thịt, thu nhập bình quân mỗi năm hàng tỷ đồng; hộ gia đình anh Tô Văn Mạnh, thôn Tân Giáo, xã Tân Mộc, huyện Lục Ngạn được Agribank Chi nhánh huyện Lục Ngạn cho vay 200 triệu đồng để trồng cây ăn quả, với diện tích đất vườn trên 39.000 m2, thu nhập mỗi năm từ 400 -500 triệu đồng; hộ gia đình ông Nguyễn Văn Báo, thôn Giành Cũ, xã Quý Sơn, huyện Lục Ngạn, nhờ nguồn vốn vay của Agribank Chi nhánh huyện Lục Ngạn, gia đình ông đã phát triển chăn nuôi lợn kết hợp với bán thức ăn chăn nuôi, trừ chi phí mỗi năm gia đình ông thu lãi từ 600 - 900 triệu đồng.

Nhờ nguồn vốn vay của Agribank Chi nhánh huyện Lục Ngạn, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện
đã phát triển nghề trồng cây ăn quả, cho thu nhập cao. Ảnh: BGP/Nguyễn Miền

Đổi mới chính sách

Trên đây là những kết quả bước đầu cho đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 55, mặc dù vẫn còn một số bất cập trong triển khai Nghị định, song đây được coi là bước đột phá để khơi thông nguồn vốn cho phát triển nông nghiệp, nông thôn. Trong đó, đáng chú ý là những thay đổi quan trọng về mức cho vay tín chấp được nâng lên từ 1,5 - 2 lần so với quy định cũ. Nghị định 55 cũng ưu tiên cho các tổ chức đầu mối tham gia mô hình liên kết, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp có thể được vay không có tài sản bảo đảm lên đến 70% - 80% giá trị dự án, phương án sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp… 

Ngoài nâng hạn mức cho vay, Nghị định 55 còn bổ sung thêm đối tượng vay vốn là các cá nhân, hộ gia đình sinh sống trên địa bàn thành phố, thị xã tham gia sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp. Như vậy, không chỉ doanh nghiệp hoạt động tại địa bàn nông thôn, đầu tư chế biến, kinh doanh nông sản, mà doanh nghiệp cung cấp vật tư đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn cũng được vay nguồn vốn ưu đãi này.

Sau hơn 1 năm Nghị định 55 đi vào cuộc sống, với việc triển khai các cơ chế, chính sách, vận dụng hợp lý, tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn tăng trưởng nhanh, nhiều hộ dân và doanh nghiệp được tiếp cận nguồn vốn với thủ tục nhanh chóng, thuận lợi. Để khơi thông nguồn vốn phục vụ cho phát triển nông nghiệp, các tổ chức tín dụng đã tạo thuận lợi cho khách hàng về các thủ tục vay vốn. Nhiều tổ chức đoàn thể như: Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Cựu chiến binh... kết hợp với chi nhánh Agribank tại địa phương thực hiện tốt các chương trình phối hợp. Đồng thời thường xuyên kiểm tra, nhận xét, đánh giá chất lượng và hiệu quả của các tổ vay vốn; động viên, khen thưởng kịp thời đối với các tổ chức hội, các tổ vay vốn thực hiện tốt chương trình phối hợp. 

Ông Nguyễn Hồng Thái - Giám đốc Agribank Chi nhánh Bắc Giang cho biết, để tiếp tục phát huy kết quả đạt được, thời gian tới, Agribank Chi nhánh Bắc Giang sẽ tiếp tục thực hiện tốt chủ trương của tỉnh về đẩy mạnh cho vay xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, chỉ đạo các tổ chức tín dụng đóng trên địa bàn đơn giản hóa thủ tục, đa dạng hóa các hoạt động tín dụng ở khu vực nông thôn; tạo điều kiện thuận lợi để người sản xuất và các tổ chức kinh tế ở nông thôn tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh, nhất là đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới.

Ông Nguyễn HồngThái nhấn mạnh thêm, muốn vốn tín dụng thực sự phát huy hiệu quả lâu dài đối với nông nghiệp, nông thôn nói chung và hộ sản xuất nói riêng; các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các ngành từ tỉnh đến huyện, xã cũng cần phải có sự chỉ đạo kịp thời, đồng bộ với tinh thần trách nhiệm cao, coi nông nghiệp nông thôn là mặt trận hàng đầu, nhất là đối với một tỉnh thuần nông như tỉnh Bắc Giang. Cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn phải được xác định là nội dung trọng tâm trong tiến trình phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo ở địa phương./. 

Theo Báo Bắc Giang

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 220

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 219


Hôm nayHôm nay : 79803

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1153130

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71380445