23:01 EST Thứ bảy, 11/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tín dụng ưu đãi xây dựng nông thôn mới tại Đan Phượng

Thứ tư - 09/08/2017 22:22
Là huyện đầu tiên của TP Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ công nhận là huyện nông thôn mới, những năm qua, công tác xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội luôn được cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Đan Phượng quan tâm, là nhiệm vụ chính trị xuyên suốt quá trình xây dựng và phát triển kinh tế địa phương.
Hiệu quả từ đồng vốn vay
Về Đan Phượng dễ nhận thấy từ đường làng, ngõ xóm bê tông hóa sạch sẽ, đến trường học, trạm y tế, nhà văn hóa thôn, xã khang trang, các dịch vụ phục vụ sản xuất, vui chơi, giải trí vào từng ngõ ngách… Đặc biệt, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt.
Thông qua vốn vay ưu đãi, người dân địa phương đã chuyển hướng đầu tư sang phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, phát triển vùng nguyên liệu, cây trồng, vật nuôi có thế mạnh để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, góp phần nâng thu nhập bình quân đầu người. Như, phát triển các vùng nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao để cung cấp cho thị trường Hà Nội như: Vùng lúa chất lượng cao ở xã Song Phượng, Đan Phượng; vùng rau an toàn chuyên canh tập trung ở Phương Đình, Thọ An; vùng cây ăn quả tập trung ở Thượng Mỗ, Phương Đình; vùng hoa ứng dụng công nghệ cao ở Đồng Tháp, Hạ Mỗ, Đan Phượng, Song Phượng; phát triển các vùng chăn nuôi lợn, bò sữa xa khu dân cư ở Trung Châu, Phương Đình… Không những vậy, vốn tín dụng đã tạo việc làm thường xuyên cho hàng nghìn lao động, góp phần vào thực hiện tiêu chí cơ cấu lao động trong xây dựng nông thôn mới.
Điển hình hộ bà Bùi Thị Mai - thôn Bá Nội, xã Hồng Hà thuộc diện hộ nghèo của xã, chồng mất, một mình nuôi con ăn học. Năm 2012 được vay vốn 3 chương trình tín dụng chính sách là: Cho vay hộ nghèo, học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, nước sạch và vệ sinh môi trường tổng số tiền 58 triệu đồng để chăn nuôi lợn, nuôi con ăn học và xây dựng công trình nước sạch và vệ sinh môi trường. Nhờ sử dụng vốn hiệu quả đã thoát nghèo năm 2016, con ra trường có công ăn việc làm ổn định và đã trả hết nợ ngân hàng chính sách xã hội; bà Đỗ Thị Lý, thôn 9 xã Trung Châu vay 40 triệu đồng nguồn vốn cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, đến nay 2 con ra trường đã có việc làm ổn định, trả hết nợ ngân hàng,..
Với việc được hỗ trợ vốn vay ưu đãi, kết hợp tạo điều kiện cho chị em tham gia các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật về chăn nuôi, trồng trọt, phương pháp quản lý nguồn vốn... nhiều chị đã mạnh dạn thay đổi nếp nghĩ, cách làm, đầu tư chuyển đổi hình thức sản xuất, kinh doanh; trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao, như trồng Bưởi diễn, Đu đủ, Cà chua, Dưa chuột, Táo; đầu tư chăn nuôi gia súc, gia cầm, như nuôi Thỏ, gà, bò, lợn nái, lợn thịt, chim Bồ Câu... cho thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng, góp phần nâng cao đời sống người dân trên địa bàn, giúp các gia đình hộ nghèo và cận nghèo có điều kiện để phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập và thoát nghèo bền vững.
58.542 lượt hộ nghèo được vay vốn
Trải qua 15 năm hình thành và phát triển, đến nay tổng nguồn vốn huy động và quản lý của NHCSXH huyện Đan Phượng đạt 232,1 tỷ đồng, tăng 217,9 tỷ đồng so với khi mới thành lập (hơn 15 lần), tốc độ tăng trưởng bình quân 10,2%/năm. Doanh số cho vay: 676,3 tỷ đồng với 58.542 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn. Doanh số thu nợ 464,3 tỷ đồng. Tổng dư nợ các chương trình cho vay đến 30/6/2017 đạt: 224,6 tỷ đồng với 9.319 hộ đang có dư nợ, tăng 210,5 tỷ đồng so với năm 2002, tốc độ tăng trưởng bình quân 10 %/năm.
Hiện nay, NHCS huyện đang thực hiện cho vay 8 chương trình chính sách, dư nợ bình quân mỗi hộ tăng từ 2,1 triệu đồng/hộ năm 2002 lên 24,1 triệu đồng năm 2017, chất lượng tín dụng không ngừng được củng cố và nâng cao. Đặc biệt là thông qua việc cho vay vốn tín dụng chính sách đã tháo gỡ khó khăn về vốn phát triển kinh tế cho nhân dân.
Từ nguồn vốn tín dụng ưu đãi đã giúp cho hơn 4.000 hộ vượt qua ngưỡng nghèo, tạo việc làm cho hơn 8.000 lao động, xây dựng được 24.970 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, giúp cho 4.760 học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập, hỗ trợ 142 hộ nghèo làm nhà ở,..
Phó Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng Đào Thị Hồng nhận xét, nguồn vốn tín dụng chính sách đã góp phần nâng cao mức thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn từ 5,6 triệu đồng/người năm 2002 lên 35 triệu đồng/người năm 2017 (tăng hơn 5 lần so với năm 2002), giảm tỉ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện năm 2016 xuống còn 3,15% theo tiêu chí mới, đời sống của nhân dân đặc biệt là người nghèo ngày càng được cải thiện, từ đó giảm tệ nạn cho vay nặng lãi, góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị - xã hội trên địa bàn.
Theo kinhtedothi.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 249


Hôm nayHôm nay : 63221

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 458787

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73505758