05:12 EST Thứ bảy, 18/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tin thủy sản: Chuyến biển cuối năm Quỳnh Lưu thu hàng tấn cá/tàu

Thứ hai - 30/12/2019 10:07
Cảng cá Lạch Quèn, xã Tiến Thủy (Quỳnh Lưu) nhộn nhịp hơn hẳn khi hàng trăm tàu cá cuối cùng về bờ, đem theo hàng tấn hải sản.

Liên tiếp những ngày gần đây, hàng trăm tàu cá ở Quỳnh Lưu (Nghệ An) đã về bờ chở đầy hải sản. Đây cũng là đợt đi biển cuối cùng của năm 2019.

b-691.jpg

Thương lái tập trung thu mua hải sản cho các tàu cá, vừa từ ngoài biển về. Ảnh: Việt Hùng

Cảng cá Lạch Quèn, xã Tiến Thủy (Quỳnh Lưu) lúc mờ sáng ngày 28/12, không khí thu mua hải sản đã nhộn nhịp, nhưng tàu cá của ngư dân vẫn liên tiếp vào bờ.

Ngư dân Nguyễn Văn Hiển, chủ tàu cá NA 977.78 TS, cùng các thuyền viên trên tàu, nhanh chóng chuyển hải sản dưới khoang tàu lên. Trên bến, thương lái đang đón những khay cá tươi xanh được thả từ băng chuyền xuống.

Ngư dân Hiển cho biết: “Tàu của chúng tôi ra khơi được 10 ngày, hôm nay mới trở về, chuyến này tàu đánh được 7 tấn cá, mực các loại, cho tổng thu nhập hơn 270 triệu đồng, trừ chi phí, mỗi thuyền viên được 2 - 3 triệu đồng.

Đây là đợt đi biển cuối cùng của năm cũ, nên anh em trên tàu động viên nhau để tiếp tục vươn khơi. Sau chuyến này, tàu của chúng tôi sẽ ra khơi 2 chuyến nữa mới về đón Tết Nguyên đán.

Tiếp đó, hàng chục tàu cá của bà con ngư dân xã Tiến Thủy cũng bắt đầu di chuyển vào nơi neo đậu, để xuất bán hải sản.

Theo bà con ngư dân, từ hôm 26/12 đến nay, tàu cá về bờ liên tục. “Năm 2019, mặc dù nghề đánh bắt xa bờ không gặp may mắn, nhưng ngư dân vẫn có nguồn thu nhập” - anh Hồ Văn Mạnh, một thuyền viên ở xã Tiến Thủy cho biết.

Cùng thời điểm này, ngư dân các xã Quỳnh Nghĩa, Sơn Hải, Quỳnh Long (Quỳnh Lưu) và một số địa phương như Quỳnh Lập, Quỳnh Phương (thị xã Hoàng Mai) cũng đã về bờ xuất bán hải sản, khép lại chuyến cuối cùng của năm 2019, và sẵn sàng cho chuyến biển đầu năm 2020 trong nay mai.

Với gần 1.300 phương tiện tàu thuyền, trong đó có 700 tàu có công suất từ 90 CV trở lên, năm 2019 toàn huyện Quỳnh Lưu khai thác đạt sản lượng 74.294 tấn, tăng 1,74% so với cùng kỳ năm 2018.

Với kết quả đã đạt được, các ngành chức năng huyện Quỳnh Lưu và thị xã Hoàng Mai đang khuyến khích bà con ngư dân vươn khơi bám biển, mong muốn những chuyến biển tiếp theo sẽ gặp nhiều may mắn.

Xuất khẩu hải sản tăng khoảng 10% trong năm 2019

Theo đó, xuất khẩu hải sản của Việt Nam đạt 2,9 tỷ USD, trong 11 tháng của năm 2019, tăng 8,4% so cùng kỳ năm 2018. Riêng tháng 11.2019, đạt gần 282 triệu USD, tăng 2% so với tháng 11.2018.

xk-992.jpg
xk-992.jpg

Xuất khẩu hải sản tăng khoảng 10%, năm 2019

Xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đạt 668,9 triệu USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm, Mỹ vẫn là thị trường nhập khẩu cá ngừ lớn nhất của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 44,5%, trong tổng giá trị cá ngừ của Việt Nam xuất khẩu đi các thị trường. EU là thị trường nhập khẩu lớn thứ 2, chiếm tỷ trọng 19,2%.Trong đó, xuất khẩu cá ngừ đạt 59,4 triệu USD, tăng 5,3%, xuất khẩu cá biển khác (trừ cá ngừ) đạt 143,3 triệu USD, tăng 6,3%. Tuy nhiên, xuất khẩu mực, bạch tuộc và nhuyễn thể lại giảm lần lượt 19,3% và 14,8%.

Lũy kế 11 tháng của năm 2019, xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam đạt 531,2 triệu USD.

Hàn Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu mực, bạch tuộc lớn nhất của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 39,9% tổng số mực, bạch tuộc xuất khẩu của Việt Nam.

Xuất khẩu hải sản sang EU vẫn bị tác động bởi thẻ vàng IUU, tuy nhiên, các doanh nghiệp đang đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường khác.

Dự kiến tháng 6 năm 2020, Ủy ban Châu Âu, sẽ cử đoàn thanh tra lần 3, sang làm việc về việc, thực hiện các khuyến cáo đưa ra đối với thủy sản Việt Nam.

Khánh Hoà: Sản xuất thành công giống cá bè vẩu

Đề tài sản xuất giống cá bè vẩu, của kỹ sư Lê Thị Như Phượng - Giám đốc Công ty TNHH Phượng Hải (Nha Trang), vừa đạt giải nhì, tại Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh, lần thứ 8, do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh tổ chức.

ca-661.jpg

Ương nuôi cá bè vẩu tại Khánh Hoà

Theo kỹ sư Phượng, cá bè vẩu là đối tượng nuôi ưa thích của ngư dân Khánh Hòa và nhiều tỉnh, thành khác. Tuy nhiên, gần đây, nguồn lợi cá bè vẩu trong tự nhiên giảm sút mạnh, vì tình trạng đánh bắt cạn kiệt.

Hơn nữa, cá bè vẩu là đối tượng dễ nuôi, mau lớn, giá cao (130.000 - 170.000 đồng/kg), ăn tạp, thịt trắng, thơm ngon. Vì thế, từ những năm 2012 - 2013, đơn vị đã nghiên cứu, tiến tới sản xuất giống cá bè vẩu.

Tháng 10-2012, Công ty tiến hành thuần hóa, tuyển chọn và nuôi vỗ đàn cá bố mẹ, cho thử nghiệm sinh sản nhân tạo. Kết quả, cá bố mẹ đưa vào sinh sản tổng cộng 3 đợt, 36 con.

Quá trình sinh sản thu được hơn 45 triệu trứng; tỷ lệ thụ tinh đạt 60%; ấp nở đạt 80%, với số lượng cá bột đạt 21,6 triệu con. Năm 2013, đơn vị cung cấp cho thị trường hơn 200.000 cá giống. Từ đó đến nay, công ty xuất bán ổn định hơn 500.000 cá giống/năm.

Tuy sản xuất giống đạt hiệu quả, nhưng trong quá trình sản xuất, Công ty gặp nhiều khó khan, do trong tự nhiên, cá bè vẩu sinh sản khó, đòi hỏi phải có các đặc điểm sinh thái nhất định như: dòng chảy, nhiệt độ, độ mặn…

Cá bố mẹ phải có trọng lượng lớn, ít nhất 4 - 6kg/con; sức sinh sản của cá thấp, kích thước trứng, ấu trùng nhỏ, nên nếu không dùng kích dục tố, rất khó có thể cho cá đẻ.

Bên cạnh đó, thức ăn cho giai đoạn đầu, sau khi tiêu hao noãn hoàng cũng rất quan trọng. Đơn vị phải nghiên cứu các chuỗi thức ăn cho cá bột, và cuối cùng đã tìm ra thức ăn phù hợp cho giai đoạn cá bột, là ấu trùng hàu, luân trùng SS, ấu trùng Copepod và Copepoda (giai đoạn cá giống); ngoài ra còn bổ sung thức ăn tổng hợp các cấp độ.

Bà Phượng cho rằng, thị trường cá bè vẩu rộng mở, được nuôi từ khá lâu. Đặc biệt ở Khánh Hòa, cá bè vẩu được xem như loài bản địa. Thị trường cá giống được ngư dân các tỉnh, thành từ Ninh Thuận trở ra ưa chuộng. Hiện, cá bè vẩu giống bán tại trại, giá 2.000 đồng/con kích cỡ 1cm.

Cá bè vẩu lớn nhanh, một năm có thể đạt trọng lượng 1 - 1,2 kg/con, thức ăn đa dạng, dễ nuôi. Hiện, thị trường chọn xu hướng nuôi ngắn, chỉ 7 - 8 tháng xuất bán, trọng lượng thương phẩm 700 - 800g, dễ tiêu thụ, giá cao, quay vòng vốn nhanh, tránh được thiệt hại trong mùa mưa bão.

Nếu tính tới triển vọng xuất khẩu thì cá bè vẩu càng tiềm năng. Trong điều kiện khí hậu, thời tiết, mùa vụ tại Khánh Hòa, có thể sản xuất giống quanh năm, cung cấp nguồn giống dồi dào mà không lo ứ hàng.

Theo bà Phượng, việc sản xuất giống cá bè vẩu nhằm tăng thêm đối tượng nuôi mà ngư dân ưa thích, đa dạng hóa các sản phẩm nuôi trồng thủy sản.

Được biết, kỹ sư Lê Thị Như Phượng, đã 3 lần tham gia Hội thi Sáng tạo kỹ thuật cấp tỉnh và cấp Trung ương. Trong đó, lần đầu (Năm 2015) đã đạt giải 3 đề tài sản xuất giống cá gáy; lần 2(năm 2017) đạt giải nhì cấp tỉnh và cấp Trung ương, đề tài cá khế vằn; lần 3 (năm 2019), đề tài cá bè vẩu, đạt giải nhì cấp tỉnh và đang chờ kết quả cấp Trung ương.  

Theo An Như(tổng hợp)/kinhtenongthon.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 184


Hôm nayHôm nay : 31323

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 943534

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73990505