06:39 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tỉnh kiểu mẫu bắt đầu từ... nông thôn mới?

Thứ bảy - 16/03/2013 07:52
Vậy là đã 66 năm kể từ mùa xuân năm 1947, Thanh Hóa lần đầu tiên đón Bác về thăm. Hơn nửa thế kỷ, cái tâm nguyện của Người là làm sao để Thanh Hóa trở thành một tỉnh kiểu mẫu vẫn cứ mãi đau đáu...
Đổi thay trên quê hương Hoằng Hóa. Ảnh: Lê Hợi

Đổi thay trên quê hương Hoằng Hóa. Ảnh: Lê Hợi

Cái khát vọng lớn nhất và duy nhất đã khiến cho cuộc đời Người là cuộc hành trình dài đấu tranh không mệt mỏi, không khoan nhượng luôn là độc lập cho dân tộc, cơm áo cho nhân dân. Đó cũng đồng thời là hai nhiệm vụ xuyên suốt hai cuộc kháng chiến, bởi đấu tranh và kiến thiết không tách rời mà luôn bổ sung, hỗ trợ cho nhau. Hẳn vì lẽ đó mà giữa lúc đất nước đang ở thế “ngàn cân treo sợi tóc”, khi lần đầu tiên về thăm, Bác đã nhấn mạnh đến việc kiến thiết Thanh Hóa thành một tỉnh kiểu mẫu. Người cho rằng điều đó “nhất định được” vì Thanh Hóa “người đông, đất rộng, của nhiều”.
 
“Hiến kế” cho việc xây dựng Thanh Hóa trở thành tỉnh kiểu mẫu, Bác đặc biệt quan tâm đến phát triển nông nghiệp, đẩy mạnh tăng gia sản xuất, song song với nâng cao đời sống người nông dân. Động viên kịp thời những thành tích trong sản xuất khi nói chuyện với nông dân HTX Yên Trường hay gửi thư khen HTX Thắng Lợi, HTX Đông Phương Hồng thâm canh lúa giỏi, Người cũng chỉ ra nhiều hạn chế trong sản xuất cũng như phê phán những hủ tục lạc hậu đang “trì trệ hóa” nông thôn. Người khẳng định “Muốn phát triển công nghiệp, phát triển kinh tế nói chung phải lấy việc phát triển nông nghiệp làm gốc, làm chính. Nếu không phát triển nông nghiệp thì không có cơ sở để phát triển công nghiệp, vì nông nghiệp cung cấp nguyên liệu, lương thực cho công nghiệp và tiêu thụ hàng hóa của công nghiệp”.
 
Trong hoàn cảnh hiện nay, khi xây dựng nông thôn mới vừa là nhiệm vụ, vừa là mục tiêu, vừa là yêu cầu bức thiết, ta càng thấm thía cái ý kiến về việc kiến thiết Thanh Hóa của Bác thực ra là sự định hướng sớm, đúng và trúng. Phải biết và dựa vào nội lực, biến nó thành thế mạnh, thành mũi nhọn phát triển. Với tỉnh ta, mũi nhọn ấy không gì khác là đẩy mạnh nông nghiệp để xây dựng nông thôn văn minh, nông dân no ấm. Và suy cho cùng, có phát triển nông nghiệp thì thế mạnh “người đông, đất rộng, của nhiều” của tỉnh ta mới có thể phát huy. Cũng vì lẽ đó, xây dựng nông thôn mới có thể xem là hướng đi “chuẩn”, không chỉ đúng với tâm nguyện của Bác mà kết quả nó mang lại có thể ví như “đòn bẩy” để Thanh Hóa bứt phá và sớm trở thành một tỉnh mẫu mực!
 
Lợi thế phát triển của Thanh Hóa tập trung chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp. Đó trước hết là có đầy đủ các hình thái tự nhiên với miền núi, trung du, đồng bằng, miền biển và tài nguyên thiên nhiên tương đối phong phú, có khả năng “hỗ trợ” lẫn nhau làm đa dạng hóa các sản phẩm gồm cả nông – lâm – thủy – hải sản. Hơn 3 triệu dân vừa là nguồn lao động dồi dào, vừa là thị trường tiêu thụ tại chỗ lớn, giàu tiềm năng. Bên cạnh đó, người dân phần lớn sống dựa vào nông nghiệp, gắn bó với đất và giàu vốn kinh nghiệm sản xuất... Phát huy lợi thế ấy, nhiều năm trở lại đây, sản lượng lương thực tỉnh ta luôn đạt mức cao và gần nhất, năm 2012, đạt tới 1,69 triệu tấn, cao nhất từ trước tới nay. Sản xuất phát triển là tiền đề để xây dựng nông thôn mới. Nắm bắt được điều đó, ba xã Quý Lộc, Thiệu Trung, Minh Dân đã sớm hoàn thành 19 tiêu chí và được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Bên cạnh đó, số tiêu chí bình quân toàn tỉnh đạt 7,43 tiêu chí/xã, với nhiều đơn vị dẫn đầu như Yên Định, Đông Sơn, Hoằng Hóa...
 
Khi nói về cách làm để xây dựng Thanh Hóa kiểu mẫu, Bác chỉ rõ: “Việc gì cũng phải từ việc dễ đến việc khó, từ việc gấp đến việc hoãn, từ việc ít tốn tiền đến việc tốn nhiều tiền. Nói tóm lại: kế hoạch phải thiết thực, phải làm được. Chớ làm kế hoạch đẹp mắt, to tát, kể hàng triệu nhưng không thực hiện được”. Điều này cũng thật sát hợp với việc triển khai xây dựng nông thôn mới. Là chủ trương lớn, nhiệm vụ lớn đòi hỏi một nguồn lực lớn, song không vì muốn có được “nông thôn mới” mà ôm đồm, càng không thể qua loa, đại khái. Đi vào cái “thiết thực” là điều Bác luôn luôn nhấn mạnh. Bởi mọi sự đẹp đẽ trên giấy tờ nếu không sống với đời sống, hợp với nguyện vọng người dân thì chỉ là “bánh vẽ”, vừa hao tiền tốn của, vừa làm mất lòng tin.
 
Để trở nên kiểu mẫu, phải xem tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm tuy hai mà một. Bác cho rằng: “Sản xuất nhiều mà không tiết kiệm thì như nước ở chỗ này chảy ra chỗ kia, nên kết quả ít (...). Sản xuất mà không tiết kiệm thì như gió vào nhà trống”. Sự lãng phí cả về nhân lực, vật lực trong xây dựng nông thôn mới hiện nay – chẳng hạn như một số địa phương chưa biết chọn việc để làm, đầu tư dàn trải, hiệu quả đạt được từ các tiêu chí chưa cao, chưa biết huy động sức dân... cũng đang là một thứ “bánh vẽ” cần được khắc phục.
 
Và, rốt cuộc thì “mẫu mực” trong quan niệm của Bác chỉ là “làm cho người nghèo thì đủ ăn, người đủ ăn thì khá giàu, người khá giàu thì giàu thêm...”. Đơn giản nhưng nhân văn khi nó xuất phát từ con người và vì con người. Xây dựng nông thôn mới với con người vừa là mục tiêu, vừa là chủ thể cũng đang hướng đến cái giá trị nhân văn tốt đẹp ấy, song “khoan” sức dân đúng mức và làm thế nào để phát huy vai trò làm chủ đích thực của người nông dân vẫn là vấn đề đang đặt ra và cần lời giải thấu triệt, kể cả trong “nông thôn mới”!
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 298

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 295


Hôm nayHôm nay : 63938

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1036106

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71263421