19:41 EST Thứ sáu, 24/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Trà Vinh sử dụng hiệu quả vốn lồng ghép để xây dựng nông thôn mới

Thứ năm - 08/08/2013 06:13
Hơn hai năm xây dựng xã nông thôn mới (NTM) tỉnh Trà Vinh đã huy động các nguồn vốn hơn 1.029 tỷ đồng để xây dựng hạ tầng, trong đó tiền từ các nguồn vốn lồng ghép hơn 778 tỷ đồng, chiếm hơn 75%. Trong khi ngân sách còn hạn chế, việc sử dụng hiệu quả các nguồn vốn để đầu tư hạ tầng là việc làm sáng tạo của Trà Vinh trong xây dựng NTM.
Ðường liên ấp tại xã Long Ðức, TP Trà Vinh (Trà Vinh) được bê-tông hóa.        Ảnh: HOÀNG VŨ

Ðường liên ấp tại xã Long Ðức, TP Trà Vinh (Trà Vinh) được bê-tông hóa. Ảnh: HOÀNG VŨ

 

Chúng tôi về xã Long Ðức, TP Trà Vinh, là một trong 17 xã điểm xây dựng NTM của tỉnh. Lợi thế của Long Ðức là gần kề trung tâm thành phố, là xã duy nhất của thành phố, nên được đầu tư tập trung hơn các xã khác của các huyện trong tỉnh. Tuy nhiên, chưa được gọi là phường thì Long Ðức vẫn còn nhiều khó khăn. Nói về sử dụng các nguồn vốn để đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn từ khi tiến hành xây dựng xã NTM đến nay, đồng chí Nguyễn Thanh Hùng, Chủ tịch UBND xã đưa ra hai số liệu. Theo đề án xây dựng xã NTM được duyệt thì tổng mức vốn đầu tư giai đoạn 2011-2015 là 515 tỷ đồng. Ðến nay, xã đã huy động các nguồn lực được hơn 397 tỷ đồng, trong đó vốn từ các chương trình lồng ghép hơn 335 tỷ đồng, chiếm hơn 84%. Nếu tính luôn các công trình do Trung ương đầu tư trên địa bàn như đường 30-4, bờ kè sông Long Bình... thì tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng hạ tầng trên địa bàn xã lên hơn 669 tỷ đồng. Trên địa bàn rộng chưa đến 4.000 ha, trong hai năm đã đổ vào đây ngần ấy vốn tất nhiên bộ mặt nông thôn Long Ðức đã có nhiều thay đổi.

"Nhớ lại cách đây hơn 10 năm, vào những ngày mưa dầm mà chạy được xe máy vào vùng bưng trũng sình lầy đã là thành tích lớn. Chị cán bộ phụ trách nông nghiệp xã Bùi Thị Tím nói, đường vào Công Thiện Hùng đã được đầu tư 2,5 tỷ đồng để bê-tông hóa rộng 2 m rồi. Anh có cần đi xem lại không?". Tôi nói, trước khi gặp chị tôi đã tự đi xem rồi, còn thấy được nhà sinh hoạt cộng đồng ấp vừa mới xây xong, khá đồ sộ, nhưng không biết tốn bao nhiêu tiền. Chị Tím cho biết, xã đã xây dựng xong bốn nhà sinh hoạt cộng đồng ở bốn ấp, mỗi cái khoảng 600 triệu đồng và đang phấn đấu đến cuối năm xây xong cho các ấp còn lại. Chị cán bộ xã tuy ít nói, nhưng qua ánh nhìn, sự nhiệt tình hướng dẫn chúng tôi đi xem sự đổi mới của quê hương sau khi đã hoàn thành 16/19 tiêu chí, cũng nói lên được cán bộ và nhân dân Long Ðức rất tự hào về công sức của mình đã đầu tư xây dựng NTM trong mấy năm qua.

Các công trình thủy lợi, kết hợp giao thông của Khu C Láng Thé. Công trình ngăn mặn cống đập Láng Thé, thuộc dự án thủy lợi Nam Mang Thít hoàn thành, ít nhiều có tác động làm thay đổi tập quán sản xuất nông nghiệp của nhân dân các ấp Long Ðại, Kinh Lớn, Rạch Bèo, Sa Bình, Huệ Sanh, Phú Hòa (xã Long Ðức). Do đó, Trung ương đã đầu tư 50 tỷ đồng để làm hệ thống thủy lợi phục vụ yêu cầu chuyển đổi sản xuất nông nghiệp cho khu vực này. Long Ðức đã nâng cấp láng nhựa 8,2 km đường trục chính; cứng hóa 41 km đường và xây 11 cây cầu giao thông nông thôn. Ðường chính đã nhựa hóa 100%, đường ngõ xóm không còn lầy lội, không còn cầu tạm, giao thông liên ấp thông suốt. Nhờ sử dụng hiệu quả các nguồn vốn lồng ghép đầu tư hạ tầng, bộ mặt nông thôn Long Ðức đã tươi tắn hơn nhiều; tạo cơ hội tốt cho nhân dân phát triển sản xuất, chuyển đổi ngành nghề, tăng thu nhập. Hơn 93% số lao động trong độ tuổi có việc làm ổn định; trong đó hơn 36% số lao động trong ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, 25% số lao động làm thương mại dịch vụ và 32% số lao động nông nghiệp thủy sản. Tăng mức thu nhập đầu người lên hơn 24 triệu đồng/năm, tăng gấp 1,4 lần; giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 7,5% xuống 3,52% so với trước khi xây dựng NTM. Phòng khám đa khoa và trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia; các trường học đang mở rộng khang trang... Long Ðức đang nỗ lực phấn đấu để cuối năm nay xây dựng thành công NTM.

Tại huyện Trà Cú, nơi có hơn 60% số dân là đồng bào dân tộc Khmer, là huyện nghèo được áp dụng cơ chế, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng theo quy định của Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững. Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, Phó trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng xã NTM Huỳnh Văn Thảo cho biết: Vốn hỗ trợ có mục tiêu theo Quyết định 615 đã được cấp trong năm 2012 là 26 tỷ đồng, năm 2013 giảm xuống còn 19 tỷ đồng. Tuy số vốn không lớn, nhưng đối với huyện nghèo, từ nguồn vốn này đã hỗ trợ cho huyện xây dựng được một số công trình trọng điểm về y tế, giáo dục có yêu cầu cấp thiết phục vụ dân sinh trên địa bàn huyện. Chỉ tính riêng công trình thủy lợi, từ đầu năm đến nay đã thực hiện 93 công trình, đạt 146% kế hoạch, trong đó vận động nhân dân hiến hơn 174 nghìn m2 đất và cây trồng trên đất. Tổng nguồn lực huy động vốn cho đầu tư xây dựng NTM lên hơn 144 tỷ đồng. Phần lớn các nguồn vốn được lồng ghép vào xây dựng các công trình y tế, giáo dục và giao thông nông thôn trên địa bàn. Cùng với đầu tư xây dựng hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống, các ban chỉ đạo còn lồng ghép các nguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân. Như việc xây dựng các mô hình trồng bắp giống, nuôi gà thả vườn, nuôi tôm càng xanh... việc tăng cường đầu tư thủy lợi tạo điều kiện cho mô hình sản xuất lúa chất lượng cao, cánh đồng mẫu lớn ngày càng được nhân rộng, lên hơn 2.400 ha. Nhiều mô hình sản xuất tiên tiến, tăng thu nhập cho người dân đang được triển khai nhân rộng. Ngoài việc sử dụng lồng ghép nguồn vốn phát triển nông nghiệp Trà Cú còn vận động các doanh nghiệp đầu tư hệ thống thùng rác bảo vệ thực vật tại các cánh đồng mẫu lớn, giúp cho nông dân có nơi chốn bỏ vỏ bao bì, chai lọ đựng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hạn chế ô nhiễm môi trường; góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường chung của cộng đồng dân cư.

Chủ tịch UBND xã Ða Lộc, huyện Châu Thành Lữ Khắc Hồi cho biết: Ða Lộc được huyện Trà Cú chọn làm xã điểm xây dựng NTM. Tuy nhiên, xuất phát từ xã nghèo, nên các tiêu chí về xây dựng NTM đạt thấp, hiện nay chủ yếu là đang nâng tỷ lệ phần trăm các tiêu chí. Hầu hết các nguồn vốn có được xã đều ưu tiên cho các công trình giao thông và giáo dục.

Ðến nay, Trà Vinh đã xây dựng thành công xã điểm NTM Mỹ Long Nam (2012); trong 17 xã điểm của tỉnh, có hai xã đạt 15-16 tiêu chí, bốn xã đạt 13-14 tiêu chí; 11 xã đạt 8-12 tiêu chí. Khó khăn lớn nhất trong xây dựng NTM ở Trà Vinh là nguồn lực ngân sách tỉnh hạn chế, doanh nghiệp trên địa bàn vừa ít vừa nhỏ. Ðể khắc phục khó khăn về nguồn vốn, việc ưu tiên khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn lồng ghép để xây dựng NTM là việc làm hay, cần được phát huy.

ÐẶNG VĂN BƯỜNG

Theo nhandan.org.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: xây dựng, các nguồn

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 302


Hôm nayHôm nay : 68593

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1345145

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74392116