00:38 EST Thứ sáu, 27/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Trăn trở của “Ông nông thôn mới”

Chủ nhật - 04/05/2014 04:53
“Nông thôn mới” (NTM) đang thay da đổi thịt những làng quê, nhưng đằng sau cái áo mới đó, còn bao điều trăn trở, từ cái tên làng, mái nhà, đình chùa, đến tình làng nghĩa xóm... Những ngẫm nghĩ ấy, được “đọc” qua lăng kính của “ông nông thôn mới”- nguyên Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hồ Xuân Hùng.
Mai một bản sắc
 
Sau 30 năm đổi mới, nông thôn Việt Nam được rất nhiều, nhất là khoảng 3 năm thực hiện xây dựng NTM lại đây. Thế nhưng, cái mất mát cũng không nhỏ, đặc biệt là về văn hóa. Theo ông Hùng, những năm 60, phong trào chống mê tín dị đoan đã phá rất nhiều đền, đình, chùa miếu mạo và cực đoan nhất là các tỉnh bắc miền Trung. Bây giờ chúng ta phải trả giá quá đắt.
 
Ông cho rằng, cái mà chúng ta khôi phục hiện nay đang đi theo một trạng thái cực đoan.
 
"Có lẽ chưa bao giờ người dân Việt Nam đi thờ cúng đền chùa nhiều như hiện nay. Vì sao? Có người nói là họ mất niềm tin. Tôi nghĩ không phải thế. Đó là do cách tuyên truyền của ta chưa rõ, chưa ngã ngũ, cái gì là văn hóa đáng để thờ phụng, nâng niu, đâu là mê tín dị đoan, cái xấu cần loại bỏ. Tôi vào nhiều ngôi chùa, đền thấy đặt quá nhiều tượng. Thậm chí, có chùa muốn lấy thẻ phải mất tiền…Trời ơi! Thế là thế nào. Đó là điều rất gay”- ông thốt lên.
 
Ông cũng “tiếc đứt ruột” những tên làng xưa rất đẹp đang dần mất đi. Khi lập hợp tác xã, chúng ta tạo ra đội nọ đội kia, giờ làng toàn mang số. Trước đây, như xã ông (Diễn Hồng, Diễn Châu, Nghệ An-PV) có làng Đông Tháp, Xóm Đình, Trung Hồng…nay là xóm 1, xóm 2… Cả nước nhiều nơi như thế. Cái đó là do chúng ta, chứ không phải du nhập ở đâu cả.
 
Ông cho hay, cả “nông thôn mới” và “nông thôn truyền thống” có một cái chung là giữ gìn bản sắc văn hóa làng quê. Bản chất nó là linh hồn của nông thôn. Ở Việt Nam không có làng nào không có văn hóa riêng. Ngay chuyện người làng này khen-chê người làng kia điều gì đó, thì đó là văn hóa riêng của họ.
 
Còn chuyện văn hóa nhà ở, ông cho rằng, ngôi nhà là thừa kế của bao đời của một dân tộc. Ngôi nhà sàn của dân tộc Thái thật trân trọng. Bây giờ, dân số đông lên, rừng bị phá nhiều, chúng ta không phá rừng lấy gỗ nữa, nhưng cần hướng dẫn người dân làm nhà thế nào cho hợp văn hóa của họ.
 
Xã thí điểm NTM cấp T.Ư Hải Đường, Hải Hậu, Nam Định
 
Ông chia sẻ: “Tôi có hỏi một số đồng bào như Thái, Ba Na… họ bảo, bắt thì tao ở vậy thôi, chứ đây không phải là nhà của tao. Nhất là những vùng tái định cư mới, làm nhà sàn mà gì cũng giả, giả đến mức thô thiển. Cửa có thể làm được bằng gỗ, chứ không hẳn phải quây tôn như vậy? Không chỉ nhà dân, mà với nhà Rông, nhà Chung cũng mất cả bản sắc của họ rồi. Những cái này phải xem lại một cách nghiêm túc, nếu không lại tiếp tục trả giá đắt”.
 
Ông kể, có lần đi với nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười từ Lào về Vinh. Thời đó, ông còn làm Chủ tịch tỉnh Nghệ An.
 
“Bác Mười có bảo với tôi rằng: Hùng ơi! Mình bay một vòng trên bầu trời Vinh mà không thấy ngôi nhà nào mang màu sắc của Vinh cả. Còn bay ở Viêng Chăn, nhìn xuống ngôi nhà nào cũng mang bản sắc của Lào. Lúc đó, bí quá, tôi liền thưa lại Tổng Bí thư rằng: “Bác ơi! Vậy ở đất nước mình ở chỗ nào có nhà mang bản sắc người Việt, bác chỉ cho cháu xem với?”. Bác Mười chỉ cười. Rồi sau đó, ông nghe anh em cùng đoàn bảo lại: Ông làm khó Tổng Bí thư quá!
 
Theo ông, người xưa có câu “Con không cha như nhà không nóc”. Giờ ở nước mình, đua nhau đổ bằng, nóc mất đâu cả. Cái đấy nên vui hay buồn? Ngay ở nông thôn, họ cũng làm nhà mái bằng hết, nhất là những hộ khá giả. “Ngay cả tôi và bố tôi cũng tranh cãi nên làm nhà cấp 4 có nóc hay mái bằng, nhưng sau đó, bố tôi cũng phải nghe lời tôi làm nhà cấp 4 có nóc”- ông nói.. 
 
Bốn mâu thuẫn lớn ở nông thôn
 
Chuyện về 19 tiêu chí NTM “khuôn vàng thước ngọc”, theo ông Hùng đó là cách lượng hóa để địa phương thực hiện. Quá trình xây dựng NTM, ông cho rằng, nhiều việc không có tiền không được.
 
Muốn xây nhà văn hóa, sân thể thao, đường sá… phải có tiền mới làm được. Nhưng cách huy động tiền thế nào, chứ không phải cái gì cũng nhà nước, cái gì cũng dân đóng góp. Người ta nói nhiều đến khoan sức dân, nhưng khoan đến mức nào? Có những việc không cần tiền, nhưng phải làm rõ, dân sẵn sàng tham gia.
 
Thực tế, khi làm NTM, nhiều gia đình hiến hàng nghìn mét vuông đất cho cộng đồng, góp nhiều ngày công; nhiều doanh nghiệp xây dựng công trình cho nông thôn… Thực tế, nếu biết phát động, kêu gọi, đội ngũ doanh nghiệp sẵn sàng hỗ trợ.
 
Ông Hồ Xuân Hùng
 
Ông Hùng cũng vạch ra bốn mâu thuẫn lớn của nông thôn hiện nay. Một là chính sách đất đai đang nổi cộm, là do quá trình làm, chính quyền không minh bạch, công khai; trong khi chính sách đền bù chưa thỏa đáng. Hai là quá trình thực thi làm méo mó chính sách. Ba là chuyện lời hứa, cam kết, chính quyền nói thế, nhưng thực hiện không được, dân bảo là “đầu voi đuôi chuột”.
 
Và cuối cùng là thói quen điều hành kiểu mệnh lệnh, thiếu dân chủ ở nông thôn. Đây là bốn mâu thuẫn lớn, khiến xung đột xảy ra không ở cấp này, thì cấp kia. Từ đó, dẫn đến mất tình anh em, làng xóm, thậm chí giữa người dân và cán bộ cũng mất lòng tin.
 
Thanh niên họ phải tìm chỗ sướng
 
Khi nói chuyện với các anh ở T.Ư Đoàn, ông Hùng đề cập việc, phải nói để thế hệ trẻ biết yêu quê của mình, vì nếu không yêu quê, thì không yêu đất nước. Thanh niên hiện nay bỏ làng ra đi, cái này có một phần của nhà nước chính là không tạo được môi trường cho họ ở lại.
 
“Nhưng khổ sao ở lại được, họ phải đi tìm chỗ sướng. Tôi rất hoan ngênh thanh niên vươn lên tìm cuộc sống sướng chính đáng. Tìm công ăn việc làm, có thu nhập để sung sướng”- ông nói.
 
Thế nhưng, cũng rất buồn, là nhiều thanh niên, sau khi rời làng, kiếm được chút tiền, về coi quê mình không ra cái gì. Cái này, là do giáo dục, nếp nhà. Có người rời làng thành công, thậm chí Việt kiều, họ muốn làm cho quê họ cái gì đó, dù nhỏ. Tôi nghĩ, ai thành đạt, giàu đó, đều nghĩ về tổ tiên, quê hương.
 
Ông cho rằng, nông nghiệp từng thắt lưng buộc bụng để nuôi công nghiệp, bây giờ phải trả nợ cho nó. Hy sinh trong đó lớn nhất là nông dân. Ai đi bộ đội, công an, hay đóng góp trí thức nhiều nhất? Đều là con em nông thôn. Theo ông, các địa phương cần có chính sách tôn vinh con em mình thành đạt. Muốn thanh niên gắn với quê, không gì khác đó là môi trường tốt, cả về thu nhập, y tế, văn hóa, học hành…
 
Ông Hùng tâm sự, mình là con em nông dân; mẹ là nông dân, bố là ông hợp tác đi lên. “Hồi trẻ tôi đi cày, cấy, trục lúa, đi trâu, gánh phân. Mẹ vẫn sống ở quê, và bố luôn hướng về đó”. Có lần nói chuyện với thanh niên, ông kể là hồi trước đi học về, thấy bãi phân bò giữa đường, lấy lá chuối hốt ngay về vườn, còn giờ họ ném đá vào tóe lung tung.
 
Ông cũng hướng về quê, như lời bộc bạch trong bài thơ Nhớ của mình, với đầy ắp kỷ niệm: Lâu không theo mẹ đi chợ Dàn/Xem “chó leo dây”, đứng thèm nhỏ dãi/ Lâu không theo mẹ đi chợ Dàn/ Đến hàng bánh đúc không muốn về, đứng mãi/ Lâu không theo bố đi chợ Si/Đến quầy hàng vải/Mình muốn một cái áo mới/Đành đợi đến Tết thôi…
 
P.V (theo TPO)
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 234

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 233


Hôm nayHôm nay : 19573

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1182634

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72865343