22:38 EDT Thứ hai, 22/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Trăn trở tìm hướng bứt phá vươn lên

Thứ hai - 15/05/2017 20:23
Về thăm và làm việc tại tỉnh Hòa Bình, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng rất quan tâm các mô hình sản xuất, dịch vụ hiệu quả đang mở ra hướng phát triển mới để khai thác tiềm năng thế mạnh của từng địa phương. Trong phát triển kinh tế, nhất là ngành du lịch cần gắn liền với bảo tồn, giữ gìn và phát huy nét đẹp bản sắc văn hóa các dân tộc. Tổng Bí thư hoan nghênh tỉnh Hòa Bình mạnh dạn trong việc đề nghị sắp xếp tổ chức bộ máy một số cơ quan theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả.

Ði qua những vườn cam xanh mướt trải dài khắp các xã của huyện miền núi Cao Phong, Tổng Bí thư đến thăm mô hình trồng cam của gia đình ông Nguyễn Ðức Mạnh, ở khu 6, thị trấn Cao Phong. Bên cổng chào "Vườn cam Thủy Nga kính chào quý khách" (Thủy, Nga là tên các con ông Mạnh), các thành viên gia đình đã sẵn sàng mời Tổng Bí thư thăm vườn cam theo tiêu chuẩn VietGap. Ðã qua mùa thu hoạch, những cây cam năm, sáu năm tuổi như đang được dưỡng sức chuẩn bị cho mùa đơm hoa, kết trái mới. Thân mật, gần gũi, Tổng Bí thư hỏi chuyện ông Mạnh khá kỹ về việc đầu tư theo mô hình trồng mới, chăm sóc, tiêu thụ, nhất là những khó khăn của người trồng cam. Theo chủ gia đình, chu kỳ của cây cam khoảng 15 năm và cho thu hoạch cao nhất là từ năm thứ chín đến năm thứ 11. Cam được trồng rải vụ gồm các giống chín sớm, chính vụ, chín muộn, bắt đầu cho thu hoạch từ tháng 8 đến tháng 5 năm sau. Gia đình ông Mạnh đã 20 năm trồng cam, nhưng trồng theo mô hình VietGap thì mới có sáu năm. Ban đầu có 2 ha, cứ mỗi mùa thu hoạch, lại lấy tiền đó đầu tư mở rộng. Hiện nay với 9 ha, ông chia thành 13 mảnh và trồng nhiều loại cam như: cam CS1, hay còn gọi là cam lòng vàng, một loại cam chín sớm; rồi cam V2, không hạt, loại chín muộn, để cam không chín dồn vào một thời điểm, dễ dàng cho tiêu thụ. Sáu héc-ta đã cho thu hoạch, mỗi năm gia đình thu sáu tỷ đồng, trừ chi phí, còn lãi hơn bốn tỷ đồng. Con số ấy là cả niềm mơ ước không chỉ đối với những người làm nông nghiệp. Tuy nhiên, khó khăn đối với người trồng cam vẫn là vốn đầu tư và kỹ thuật chăm sóc. Trước đây, cam Cao Phong khó bán, nhưng từ khi được cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý, có trang tin điện tử Cam Cao Phong, thì nhiều lúc không đủ hàng để bán. Gia đình ông Mạnh mỗi năm bán 30 tấn quả cho khoảng 30 đoàn khách tham quan, còn lại đã có người bao tiêu. "Người dân huyện Cao Phong giờ đây sống nhờ cây cam. Nuôi con ăn học, xây nhà, mua sắm xe máy, ti-vi, tủ lạnh,… tất cả đều từ cam. Gia đình có hai cháu tốt nghiệp đại học cũng do cam "nuôi" ăn học" - Ông Mạnh nói với Tổng Bí thư.

Cam Cao Phong đã thành thương hiệu và gắn liền với tên tuổi tỉnh Hòa Bình. Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường báo cáo với Tổng Bí thư, Hòa Bình có 6.000 ha trồng cam, riêng huyện Cao Phong là 2.500 ha; bình quân mỗi héc-ta lãi 650 triệu đồng/năm. Trên địa bàn tỉnh hiện chưa có cây gì mang lại nguồn thu cao như cây cam. Bắt đầu triển khai mô hình sản xuất cam theo tiêu chuẩn VietGap từ năm 2014, toàn huyện có 235 hộ dân tham gia mô hình với diện tích 248,36 ha, năm 2016, sản lượng đạt 3.000 tấn quả. Theo Tổng Bí thư, đây là mô hình sản xuất hiệu quả nên nhân rộng, mở rộng liên kết giữa nông dân với các nhà khoa học, thị trường tiêu thụ để ngày càng nâng cao chất lượng và thương hiệu cam Cao Phong; đồng thời cũng phải bảo đảm quy hoạch, có diện tích hợp lý, không để xảy ra tình trạng dư thừa sản phẩm, được mùa mất giá.

Rời huyện Cao Phong, Tổng Bí thư về thăm xóm Ải, xã Phong Phú, huyện Tân Lạc trong chiều muộn. Ðây là làng dân tộc Mường cổ nhất của tỉnh còn lưu giữ nhiều phong tục, tập quán, nét đẹp văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào. Thu mình trong một thung lũng nhỏ, với những rặng tre thân to, cao và xanh mướt tự nhiên, xóm Ải có hơn 90 hộ dân được UBND tỉnh công nhận là điểm du lịch cộng đồng. Xóm Ải hôm nay như ngày hội lớn, tiếng cồng chiêng của hai đội nam, nữ ngân vang trong không khí rạo rực của bà con chờ đón đoàn lãnh đạo cấp cao của Ðảng. Ai cũng cố chen lên để được đứng gần Tổng Bí thư hơn, được nắm thật chặt đôi bàn tay Tổng Bí thư đang hướng về mọi người. Trong ngôi nhà sàn ba gian của gia đình ông Ðinh Công Lon, bà con quây quần bên Tổng Bí thư cùng nói chuyện về làm du lịch cộng đồng, một nghề mới lạ với bà con dân tộc Mường xưa nay chỉ biết trồng sắn, trồng khoai, gieo lúa nương. Gia đình ông Lon mỗi năm đón khoảng 20 đoàn khách, chủ yếu là người nước ngoài, trong đó có nhiều người Pháp, người Anh, người Ca-na-đa,… Khách đến xóm Ải bị lôi cuốn bởi cảnh quan thiên nhiên đẹp hoang sơ, môi trường sinh thái trong lành, văn hóa ẩm thực đặc trưng đậm nét truyền thống dân tộc Mường. Tại mỗi hộ dân, khách được trải nghiệm các công việc thường ngày như làm ruộng, trồng rau, trồng rừng, đánh bắt cá, chăn nuôi... học cách làm rượu cần và đồ xôi ngũ sắc, làm cỗ lá, các đồ lưu niệm từ mây, tre, luồng; tham gia các trò chơi dân gian như đánh mảng, đẩy gậy, bắn nỏ...

Ðể có thể trở thành điểm du lịch cộng đồng, xóm Ải cử một số hộ dân đi học tập kinh nghiệm tại các xóm, bản trong tỉnh đã thực hiện thành công điểm du lịch cộng đồng; có 30 hộ dân tham gia khóa đào tạo kinh doanh lưu trú du lịch tại nhà dân do ngành văn hóa tổ chức với những nội dung cơ bản như: du lịch và dịch vụ lưu trú du lịch tại nhà dân; vệ sinh và bảo vệ môi trường trong kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch tại nhà dân; an ninh và an toàn; dịch vụ khách hàng...

Hiện đã có một số công ty lữ hành tại Hà Nội và tỉnh Hòa Bình đến khảo sát, xây dựng tua du lịch nhằm đưa xóm Ải trở thành một điểm du lịch chính trong tuyến du lịch Hà Nội - Hòa Bình - Sơn La - Ðiện Biên theo trục quốc lộ 6, để hình thành tuyến du lịch liên vùng Tây Bắc.

Trong buổi làm việc với cán bộ địa phương tại xã Phong Phú, Tổng Bí thư cho rằng, Hòa Bình đã có nhiều mô hình tốt, từ đó cho thêm kinh nghiệm để mở rộng phát triển kinh tế - xã hội; không được bằng lòng với cái đã có, cần làm mạnh hơn, quyết tâm hơn.

Với vị trí quan trọng ở vùng Tây Bắc, tỉnh Hòa Bình có nhiều tiềm năng, lợi thế, có những nét văn hóa đặc trưng, giàu bản sắc, thuận lợi cho phát triển du lịch. Sau Ðại hội XII của Ðảng, Tỉnh ủy Hòa Bình chỉ đạo, ban hành các chương trình, đề án, trong đó có nhiều đề án đang được triển khai thực hiện hiệu quả, như tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, phấn đấu sớm đưa kinh tế tỉnh Hòa Bình đạt trình độ phát triển trung bình của cả nước; phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ; cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh; phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại; tăng cường công tác quốc phòng - an ninh, nội chính, phòng, chống tham nhũng, lãng phí; tăng cường và đổi mới công tác dân vận trong cơ quan hành chính, chính quyền các cấp trong tình hình mới.

Trong buổi làm việc với cán bộ chủ chốt của tỉnh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đánh giá cao việc Hòa Bình triển khai thực hiện Nghị quyết Ðại hội XII của Ðảng và Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2015-2020 một cách bài bản, cụ thể. Nhiều đại biểu dự buổi làm việc cho rằng, những năm gần đây kinh tế Hòa Bình có bước phát triển, đã hình thành một số mô hình kinh tế, như trồng cây ăn quả (cam Cao Phong, bưởi đỏ Tân Lạc), du lịch cộng đồng xóm Ải... Nhưng kinh tế của tỉnh chưa thật "ra tấm ra món", chưa có đột phá, số doanh nghiệp còn ít, chỉ có 2.600 doanh nghiệp; tốc độ đô thị hóa thấp, chỉ 15,6%, phát triển du lịch chưa tương xứng với tiềm năng. Hòa Bình cần tận dụng lợi thế địa hình tự nhiên cho phù hợp xu thế phát triển đô thị hiện nay...

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng, Hòa Bình còn nhiều khó khăn, xuất phát điểm thấp, trình độ dân trí chưa cao,… Tuy nhiên trong những năm qua, Hòa Bình đã có những bước phát triển toàn diện cả về kinh tế, văn hóa, giáo dục, đào tạo, xây dựng nông thôn mới, củng cố quốc phòng, an ninh. Ðặc biệt là nội bộ đoàn kết, chăm lo tốt công tác xây dựng Ðảng, xây dựng hệ thống chính trị các cấp. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Tổng Bí thư mong rằng, Hòa Bình phải luôn trăn trở, suy nghĩ, tìm cách làm mới, năng động hơn nữa để bứt phá vươn lên.

Ðể phát triển nhanh hơn và bền vững, Tổng Bí thư đề nghị tỉnh Hòa Bình cần tiếp tục bổ sung hoàn thiện quy hoạch, chọn từng khâu để tập trung làm cho phù hợp điều kiện tự nhiên, địa hình, điều kiện dân trí. Từ quy hoạch, trên nền quy hoạch tổng thể, chọn cái gì làm trước, cái gì làm sau với bước đi thích hợp, có dự án công trình cụ thể, quan tâm các mẫu hình mới; xây dựng nông thôn mới, quan tâm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xóa đói, giảm nghèo. Tổng Bí thư cũng lưu ý Hòa Bình cần làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, thường xuyên rà soát, bổ sung quy hoạch, bảo đảm trong đội ngũ cán bộ có sự kế thừa của ba độ tuổi.

Theo: nhandan.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 264


Hôm nayHôm nay : 52432

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1041331

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 65027275