00:33 EDT Chủ nhật, 19/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Trao “cần câu” giúp người nông dân xây dựng Nông thôn mới

Thứ sáu - 26/12/2014 23:35
Năm 2014, thu nhập bình quân của người dân huyện Đồng Hỷ đạt 34 triệu đồng/người/năm. Kết quả này có được là do hơn 3 năm qua, huyện Đồng Hỷ đã đặc biệt coi trọng việc đưa khoa học kỹ thuật vào phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn. Từ đó góp phần quan trọng vào việc hoàn thành các chỉ tiêu đã đề ra. Đây cũng được xem là tiêu chí quan trọng, tạo đà để Đồng Hỷ hoàn thành các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới (NTM).
Trao đổi với chúng tôi anh Vũ Văn Mác, Phó Phòng NN &PTNT, bộ phận thường trực Ban Chỉ đạo xây dựng NTM huyện Đồng Hỷ cho biết: Huyện xác định trong 19 tiêu chí xây dựng NTM, thì tăng thu nhập cho người dân và xóa đói giảm nghèo là những tiêu chí quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến các tiêu chí còn lại. Vì vậy trong những năm qua, huyện đã đầu tư nhiều chương trình, dự án nhằm hỗ trợ người dân phát triển kinh tế, trong đó tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Ngoài phát triển cây lúa, cây chè, huyện còn nhân rộng các mô hình trồng cây ăn quả...
 
Cán bộ Trạm Khuyến nông huyện Đồng Hỷ kiểm tra tình hình sâu bệnh tại cánh đồng 1 giống tại xã Linh Sơn (Đồng Hỷ).

Có mặt tại cánh đồng liền thửa rộng 18 ha của 2 xóm Ao Lang và Thanh Chử, xã Linh Sơn - nơi đây trở thành cánh đồng 1 giống. Trước đây, người nông dân không áp dụng được hết kỹ thuật gieo cấy và chăm sóc lúa, chưa bón đủ lượng phân bón cần thiết, đặc biệt là thiếu kali nên không đạt được năng suất tối đa. Để hỗ trợ người dân, trạm Khuyến nông huyện đã tiến hành hỗ trợ 3,2 kg kali/sào, cấp vào thời điểm bà con bón đón đòng. Thời điểm ngâm, ủ thóc giống, gieo mạ, bón phân, bơm thuốc trừ sâu đều được thông báo trên loa truyền thanh của xóm để mọi người cùng biết và thực hiện... Nhờ đó, cánh đồng 1 giống này lúa phát triển tốt, tình hình sâu bệnh hại cũng đã được loại bỏ kịp thời...
Linh Sơn từ lâu còn được biết đến là đất trồng ổi. Việc đưa KHKT vào chăm sóc cây ổi đã giúp nhiều người dân cải thiện kinh tế gia đình. Gia đình anh Liễu Văn Tư, chị Nguyễn Thị Huệ xóm Thanh Chử đang có trên 70 gốc ổi, mỗi năm anh chị thu hái được 10 tấn quả và cung ứng 1,5 vạn cây giống. Bình quân nguồn thu từ vườn ổi của gia đình đạt khoảng 400 triệu đồng/năm. Anh Tư bộc bạch: "Đúng là muốn vườn quả có giá trị kinh tế cao thì phải có kỹ thuật. Ngoài chăm bón thông thường, tôi còn được tham gia các lớp tập huấn KHKT như khống chế chiều cao của cây, cách giữ mã quả đẹp và làm cho quả ổi ngọt đậm đà hơn. Do đó, vườn ổi nhà anh Tư không chỉ sai quả, chất lượng quả ngon mà còn đẹp mắt.

Các thành viên Tổ hợp tác sản xất chè Trại Cài thu hái chè
 
Còn ở xã Minh Lập, 1 trong 3 địa phương đang trong lộ trình cán đích nông thôn mới sớm nhất của huyện Đồng Hỷ, cây chè được xác định là cây trồng chủ lực của địa phương. Toàn xã hiện có 347 ha chè ở 19/19 xóm, trong đó 40% diện tích là giống chè cành. Xã xác định, để nâng cao thu nhập cho người trồng chè, áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn Vietgap chính là biện pháp cần thiết. Trên địa bàn xã hiện có 2 nhóm sản xuất chè hướng tới theo tiêu chuẩn Vietgap, với tổng diện tích trên 40 ha, bao gồm HTX chè Hà Phương với 20 hộ ở xóm cà phê 2 và Tổ hợp tác sản xuất chè Trại Cài có 102 hộ ở 2 xóm Cà phê 1 và Sông Cầu tham gia. Ông Quách Văn Mai, Trưởng xóm Cà Phê 1, xã Minh Lập phấn khởi: "Xóm chúng tôi nằm trong Dự án nâng cao chất lượng chè an toàn vùng ven Sông Cầu của Tổ hợp tác sản xuất chè Trại Cài. Mới đây người dân trong vùng dự án được hỗ trợ làm 1,5km đường bê tông, 8 bể chứa, hệ thống ống dẫn nước cung cấp nước tưới cho chè, 17 bể thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật và một nhà sơ chế. Nhờ đó đã tạo nên những đổi thay rõ rệt. Năm 2013, thu nhập bình quân đầu người ở xóm tôi đạt 23 triệu đồng/người/năm. Nghị quyết của Chi bộ và Tổ hợp tác đề ra kế hoạch phấn đấu cuối năm 2014 sẽ đạt 28 triệu đồng/người/năm. Ngoài thu nhập được tăng lên thì Dự án còn giúp người dân dần thay đổi tư duy trong sản xuất, ý thức rõ việc cần tuân thủ đúng từ khâu tuyển chọn giống, sản xuất cho tới thu hái, chế biến chè an toàn...". Gia đình anh Phạm Văn Ánh có 2.500m2 chè đang được thu hái, mỗi lứa anh làm được 2 tạ chè khô. Từ năm 2012, gia đình anh Ánh đã áp dụng sản xuất chè hướng tới tiêu chuẩn Vietgap. Sau khi được tham dự các lớp tập huấn và đi thăm quan một số mô hình, anh đã thay lò sao chè làm bằng inox; nơi chế biến chè nền gạch thay cho nền xi măng...
 
Truyền tải cho người nông dân KHKT áp dụng vào sản xuất chính là trao cho họ chiếc “cần câu”, để từ đó sẽ tạo ra những giá trị kinh tế vượt trội. Nếu xây dựng được nhiều hơn các mô hình kinh tế nông nghiệp như trên, chắc chắn con số 7 xã đạt tiêu chí về thu nhập của huyện Đồng Hỷ hiện nay sẽ sớm được thay bằng những con số ấn tượng hơn.
Theo: thainguyen.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: đồng hỷ

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 245


Hôm nayHôm nay : 34652

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 994800

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 61316757