03:52 EST Thứ hai, 25/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Triển khai Chương trình OCOP trên toàn quốc

Thứ sáu - 18/05/2018 05:39
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2018 - 2020, theo đó Chương trình OCOP được triển khai ở khu vực nông thôn; khuyến khích các địa phương triển khai phù hợp ở cả khu vực đô thị và thực hiện từ năm 2018 đến năm 2020.

Gần 5.000 sản phẩm lợi thế

Theo Bộ NN-PTNT, số liệu từ hơn 6.000 DN, HTX, THT, hộ gia đình, trong đó có khoảng 3.126 DN (chiếm 76,6% số DN SX nông nghiệp), cho thấy, số đơn vị kinh tế này hiện đang tổ chức SX 4.823 sản phẩm lợi thế thuộc 6 nhóm sản phẩm, trong đó, nhóm thực phẩm có 2.584 sản phẩm; nhóm đồ uống có 1.041; nhóm thảo dược có 231; nhóm vải và may mặc có 186 sản phẩm...

13-49-10_dsc_3131
Nhiều sản phẩm OCOP của Quảng Ninh được người tiêu dùng tín nhiệm

Tuy nhiên, mới có 1.086 sản phẩm có đăng ký/công bố tiêu chuẩn chất lượng (chiếm 22,52%); 695 sản phẩm có đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ (chiếm 14,4%).

Phân tích, đánh giá, cho thấy hầu hết các sản phẩm, dịch vụ trên đều có khả năng, dư địa để phát triển, đa dạng hóa sản phẩm và thương mại hóa nếu được chú trọng đầu tư, được chỉ đạo tổ chức thực hiện một cách bài bản, thống nhất, đồng bộ, góp phần tạo chuyển biến căn bản trong phát triển kinh tế nông thôn để nâng cao thu nhập cho người dân.

Ngay từ khi Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng BCĐ Trung ương các Chương trình MTQG, chỉ đạo Bộ NN-PTNT xây dựng Chương trình OCOP quy mô toàn quốc (tháng 9/2017), Bộ NN-PTNT đã tổ chức các đoàn công tác chuyên đề, xây dựng khung kế hoạch và tổ chức quán triệt, hướng dẫn các địa phương trên xây dựng lộ trình, kế hoạch thực hiện.

Do đó, đến hết tháng 4/2018, cả nước đã có 60/63 tỉnh, thành triển khai xây dựng khung Chương trình OCOP cấp tỉnh, trong đó có 30 tỉnh đã lập xong Đề án (riêng tỉnh Hà Giang, Chủ tịch UBND tỉnh đã phê duyệt Đề án; tỉnh Quảng Ninh đã phê duyệt Đề án giai đoạn 2); 28 tỉnh đang lập và lấy ý kiến của các đơn vị liên quan, chờ Đề án quốc gia phê duyệt sẽ làm căn cứ phê duyệt Đề án riêng của tỉnh.

Ngày 16/5/2018, tỉnh Hòa Bình là tỉnh đầu tiên tổ chức hội nghị trực tuyến toàn tỉnh tổ chức triển khai Chương trình OCOP theo Quyết định của Thủ tướng.  

Phát triển nội lực và gia tăng giá trị

Ngày 7/5/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ký, ban hành Quyết định số 490/QĐ-TTg về phê duyệt OCOP giai đoạn 2018 - 2020, theo đó Chương trình này được triển khai ở toàn bộ nông thôn trên phạm vi cả nước; khuyến khích các địa phương tùy vào điều kiện thực tiễn, triển khai phù hợp ở cả khu vực đô thị và thực hiện từ năm 2018 đến năm 2020.

Chương trình OCOP là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị; là giải pháp, nhiệm vụ then chốt trong triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2016 - 2020.

Trọng tâm của Chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương (cấp xã, huyện) theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân (DN, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện.

Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, ban hành khung pháp lý và chính sách để thực hiện; định hướng quy hoạch các vùng SX hàng hoá, dịch vụ; quản lý và giám sát tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm; hỗ trợ các khâu: đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, ứng dụng KH-CN, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, tín dụng.

Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam, mục tiêu là phát triển các hình thức tổ chức SXKD (ưu tiên phát triển HTX, DN nhỏ và vừa) để SX các sản phẩm, dịch vụ có lợi thế đạt tiêu chuẩn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường, góp phần phát triển kinh tế nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống và thực hiện hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM giai đoạn 2016 - 2020.  

Theo Quyết định, BCĐ Chương trình OCOP cấp quốc gia là BCĐ Trung ương các Chương trình MTQG giai đoạn 2016 - 2020, do Phó Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban. Bộ NN-PTNT đã thành lập bộ phận chuyên trách về quản l‎ý, theo dõi Chương trình OCOP cấp quốc gia, đặt tại Văn phòng Điều phối NTM Trung ương. Thủ tướng Chính phủ giao Bộ NN-PTNT chủ trì phối hợp cùng với sự tham gia của các Bộ ngành, các cơ quan Trung ương cùng tổ chức thực hiện.
TÂN YÊN/nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 269

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 268


Hôm nayHôm nay : 42216

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1180320

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71407635