21:19 EDT Chủ nhật, 06/10/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Triển vọng từ những mô hình mới

Thứ tư - 20/03/2013 21:17
Để thực hiện tiêu chí về phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân góp phần xây dựng nông thôn mới (NTM), nhiều mô hình sản xuất mới phù hợp với đặc thù của mỗi địa phương đã được hình thành.
Đến thôn Diên Khánh, xã Hải Dương (Hải Lăng, Quảng Trị), chúng tôi ghé thăm mô hình nuôi cua đồng thương phẩm của anh Phan Văn Chính. Đây là mô hình nuôi cua đồng đầu tiên được triển khai tại huyện Hải Lăng. Trước đây, trên 0,5 ha diện tích này anh Chính chỉ độc canh cây lúa. Qua các phương tiện thông tin đại chúng, một lần tình cờ anh Chính xem được mô hình nuôi cua đồng thương phẩm tại các tỉnh phía Nam, anh tâm đắc và tìm hiểu quy trình kỹ thuật nuôi. Qua đó, anh Chính nhận thấy điều kiện nuôi, chăm sóc hoàn toàn có thể áp dụng tại địa phương. 

Mô hình trồng thanh long ruột đỏ tại thôn Lệ Xuyên, xã Triệu Trạch (Triệu Phong)


Từ suy nghĩ đó, đến cuối năm 2012, anh Chính đã đề xuất mô hình và được chính quyền địa phương ủng hộ. Sau khi được Hội Nông dân huyện Hải Lăng hỗ trợ vay vốn 15 triệu đồng, anh Chính đã đầu tư thêm 25 triệu đồng để xây dựng mô hình nuôi cua đồng ngay tại địa phương. Nằm ở vùng thấp trũng nên nguồn giống cua đồng hàng năm rất dồi dào, với lợi thế này, anh Chính đã chủ động được nguồn giống với giá từ 7-12 ngàn đồng/kg. Hiện tại, giá cua đồng trên thị trường gần 40 ngàn đồng/kg. Dự kiến sau khoảng 3 tháng, cua đồng sẽ cho thu hoạch. 

Anh Chính cho biết: “Tuy mới thử nghiệm mô hình trong thời gian ngắn song hiệu quả đem lại đã thấy rõ, nuôi cua đồng tại địa phương có rất nhiều lợi thế. Trước hết, nguồn giống chủ động do có giống cua đồng tự nhiên tại các xã vùng trũng. Thứ hai, về nguồn thức ăn cua đồng dễ tìm kiếm, giá rẻ, chủ yếu tận dụng nguồn thức ăn có sẵn trong tự nhiên như bèo hoa dâu, ốc bươu vàng, các phụ phẩm nông nghiệp. Thứ ba, đây là giống thuỷ sản tự nhiên nên khả năng chống chịu bệnh tật cao, chi phí chăn nuôi thấp. Về đầu ra, chủ yếu tiêu thụ tại thị trường Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, thương lái thu mua tận nơi khi cua bắt đầu xuất bán…Sau khi thu hoạch, nếu mô hình hiệu quả, chúng tôi sẽ tiếp tục mở rộng diện tích ao nuôi và nhân rộng mô hình trên địa bàn”. 

Mô hình trồng thanh long ruột đỏ của ông Lê Ngoạn tại vùng cát Lệ Xuyên, Triệu Trạch được xem là một trong những mô hình mới tại huyện Triệu Phong. Sau khi triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, xã Triệu Trạch đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Để góp phần tăng thu nhập cho người dân, thời gian qua địa phương đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế mới, hiệu quả, tiêu biểu như mô hình trồng thanh long ruột đỏ. Là loại cây dễ trồng, dễ tiêu thụ, cho năng suất và giá trị kinh tế cao, thanh long ruột đỏ đã thuyết phục được nhiều nhà vườn tham gia sản xuất với quy mô khác nhau tại các tỉnh phía Nam. Nhận thấy đây là hướng đi mới, rất phù hợp với điều kiện canh tác của vùng cát Triệu Trạch nên cuối năm 2012, ông Lê Ngoạn đã đầu tư trên 300 triệu đồng trồng 4.000 gốc thanh long ruột đỏ trên diện tích khoảng 1 ha đất cát. Sau hơn 2 tháng xuống giống, hiện tại đa số gốc thanh long ruột đỏ đang sinh trưởng và phát triển tốt, dự kiến sẽ cho thu hoạch vào đầu mùa hè sắp tới. 

Mô hình trồng cỏ chuyên canh nuôi bò lai tại thôn Bắc Bình, xã Cam Tuyền (Cam Lộ) đã mở ra một hướng đi mới trong ngành chăn nuôi tại địa phương này. Cam Tuyền là một xã thuộc vùng miền núi của huyện Cam Lộ, kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp và lâm nghiệp. Dựa trên điều kiện địa hình và lợi thế vùng miền, thời gian qua chăn nuôi gia súc phát triển khá mạnh ở địa phương này. Tuy nhiên, hình thức chăn nuôi gia súc chủ yếu mang tính nhỏ lẻ, nguồn thức ăn chủ yếu dựa vào tự nhiên. 

Nhận thấy mô hình chăn nuôi bò nhốt theo phương thức bán công nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế khá cao, dễ kiểm soát về dịch bệnh, 20 hộ nông dân tại thôn Bắc Bình đã liên kết hình thành vùng chuyên canh trồng cỏ để phục vụ chăn nuôi bò trên diện tích 3,5 ha. Đây là một trong những mô hình mới hướng tới tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích, tiến tới xây dựng cánh đồng thu nhập trên 50 triệu đồng/ha. 

Trao đổi thêm với chúng tôi về vấn đề này, đồng chí Trần Đức Nhu, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp &PTNT cho biết: “Thời gian qua nhiều mô hình nông nghiệp mới đã phát triển trên toàn tỉnh. Thông qua các mô hình này đã làm tốt các nhiệm vụ như: Chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, áp dụng các quy trình sản xuất thâm canh tiên tiến trên địa bàn. Hiệu quả các mô hình đã giúp nông dân Quảng Trị tổ chức sản xuất ngày càng hiệu quả hơn. Nâng cao giá trị trên đơn vị diện tích, đáp ứng nhu cầu thị trường, nâng cao đời sống nông dân, thay đổi tập quán canh tác. Tuy nhiên, để các mô hình mới này phát triển bền vững cần có sự phối hợp đồng bộ trong sản xuất và tiêu thụ. Trong đó cần chú trọng hợp đồng của doanh nghiệp để giải quyết đầu ra cho nông dân theo hướng hai bên cùng có lợi, tránh tình trạng khi sản xuất ở diện nhỏ thì giá cao, nhưng khi sản xuất trên diện rộng thì giá thấp và khó tiêu thụ, dẫn đến nông dân chán nản không phát triển và nhân rộng mô hình"... 

Có thể thấy rằng, từ những mô hình sản xuất mới có triển vọng đã góp phần khai thác tốt tiềm năng đất đai, lao động ở địa phương. Qua đó đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiệu quả, tạo nền tảng xây dựng nông thôn mới tại các địa phương. 
 
Theo baoquangtri.vn
 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 137

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 135


Hôm nayHôm nay : 51178

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 290157

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 68937773