15:40 EDT Thứ hai, 22/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Triệu phú tuổi 65 ở nơi "khỉ ho cò gáy" lên đời nhờ... làm nông

Thứ ba - 20/06/2017 03:04
“Hơn 10 năm nay, thu nhập của gia đình tôi ngày một tăng lên. Năm 2016, chỉ riêng tiền bán quả sơn tra (quả táo mèo-PV), tôi đã thu hơn 100 triệu đồng. Đàn trâu, bò của tôi bây giờ đã có tới 17 con và dàn dê hàng chục con” – lão nông Thào Giống Sềnh, 65 tuổi, bản Hua Ty B, xã Chiềng Bôm, huyện Thuận Châu (Sơn La) thổ lộ.

Hơn 10 năm trước, khi con đường lớn về với Chiềng Bôm còn gập gềnh, nhiều vạt rừng chỉ lơ thơ cỏ dại, lão nông Thào Giống Sềnh đã nảy sinh ý chí làm giàu trên chính vùng đất khô cằn đó. Ông mạnh dạn nhận hàng chục ha đất lâm nghiệp nhưng chưa biết trồng rừng và làm kinh tế trang trại.

 trieu phu tuoi 65 o noi 'khi ho co gay' len doi nho... lam nong hinh anh 1

    Ông Thào Giống Sềnh bên vườn sơn tra (táo mèo).  Ảnh:  Kiều Thiện

“Ngày ấy nhà tôi nghèo lắm, miếng ăn còn bữa đói, bữa no. Nhiều hôm đi trồng rừng mà phải nhịn đói. Nhưng tôi nghĩ có ngày nhịn là để có ngày no ấm nên luôn cố gắng hết sức…” – ông Sềnh kể. Do lúc ấy chưa có vốn nên ông Sềnh chỉ biết nhận cây thông giống từ nhà nước hỗ trợ để trồng rừng. Sau một thời gian, ông nhận thấy quả sơn tra có thể làm hàng hóa mà lại không mất vốn đầu tư bởi có thể xin dân bản được giống. Thế là vừa phát triển cây ngô, cây lúa để lấy cái ăn, ông Sềnh vừa đầu tư trồng cây sơn tra. Đến giờ ông đã có gần 10ha sơn tra, trong đó có hơn 2ha đã cho bán quả. Ông cũng trồng vài ha cây thông hợp  khí hậu vùng này nên phát triển nhanh.

“Cũng chính nhờ trồng rừng, cần có sức cày kéo, chuyên chở nên tôi đã nghĩ tới chuyện phải phát triển chăn nuôi trâu, bò. Từ 2 con bò và 1 con trâu đầu tiên, hơn 10 năm qua, dù đã bán đi 6-7 con nhưng tôi vẫn còn tới 14 con bò và 3 con trâu nái đấy. Đất rộng, tôi còn nuôi thêm đàn dê hàng chục con, hàng trăm con gà, vịt và nhiều lợn bản. Cuộc sống đã khá lên nhiều rồi” - ông Sềnh lạc quan.

Tuy có cuộc sống ngày một khá hơn, nguồn thu nhập tăng lên hàng năm nhưng ông Sềnh vẫn lăn lộn với nương, với rừng. “Ngày trước còn khỏe, mỗi ngày tôi đào hố trồng tới cả trăm cây thông, cây táo sơn tra. Bây giờ có tuổi rồi, mỗi ngày tôi chỉ trồng chừng 30-40 gốc; còn để sức chăm sóc đàn gia súc, gia cầm và học cách khai thác nhựa thông. Hiện 10ha thông của tôi đã đến kỳ cho khai thác gỗ và nhựa. Tôi phấn đấu trong 3 năm tới có khoảng 20ha táo sơn tra được trồng mới, vừa để lại rừng, vừa để lại nguồn thu lớn cho con cháu mình…”./.

Theo: Kiều Thiện/danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 175

Máy chủ tìm kiếm : 6

Khách viếng thăm : 169


Hôm nayHôm nay : 52432

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1025816

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 65011760