23:41 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Trở lại Yang Mao

Thứ ba - 20/09/2016 01:39
Yang Mao là xã vùng sâu đặc biệt khó khăn của tỉnh Đắk Lắk, nơi có đến 78% là người đồng bào dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Mặc dù đời sống còn nhiều khó khăn nhưng những năm qua nhờ sự đầu tư của Đảng và Nhà nước cộng với nỗ lực của chính quyền địa phương và sự đồng lòng của bà con khắp các buôn làng, thôn xóm trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã mang lại một diện mạo mới cho xã nghèo vùng căn cứ.

Một góc buôn Tul xã Yang Mao.

Trong căn nhà còn thơm mùi vôi mới, anh Y Vân Niê Buôn, Phó buôn M’ghi kể cho tôi nghe những chuyện buồn của buôn trước đây. Anh bảo ngày ấy cả buôn có 127 hộ với hơn 700 khẩu nhưng do trình độ dân trí thấp, người dân chưa thoát khỏi cảnh “chọc lỗ tra hạt” nên dù chăm chỉ làm ăn thì cái đói cái nghèo luôn hiện hữu. Chưa kể vào mùa khô, thiếu nước canh tác nên cây bắp, cây mì lớn không nổi, nhiều gia đình đói giáp hạt phải trông chờ vào gạo cứu đói của Nhà nước. Đã vậy người dân khi bị sốt rét, các bệnh khác cứ đổ lỗi cho con ma rừng nó làm hại nên chỉ biết mời thấy cúng về trừ tà chứ không đưa đi bệnh viện, trạm xá. 

Thiếu cái ăn nên bà con chẳng ai quan tâm đến cái chữ vì vậy mà tỉ lệ trẻ con trong buôn làng bỏ học rất nhiều, phần vì đường sá đi lại khó khăn, phần vì phải lên nương rẫy phụ giúp cha mẹ. Chưa kể là hủ tục lấy nhau cận huyết thống thường xuyên diễn ra, rồi cưới nhau khi đang còn là trẻ con… 

Câu chuyện của anh Y Vân chỉ dừng lại khi chị Amí Hằng vợ anh vừa đi rẫy về hỏi chồng đã cho đàn heo ăn chưa? Chúng tôi theo Y Vân ra chuồng heo của gia đình và cảm nhận được người dân nơi đây đã và đang tìm hướng đi phù hợp cho mình trong cách nghĩ cách làm để vươn lên trong cuộc sống. Chị Amí Hằng khoe, nhờ có điện kéo về và “qua cái ti vi” thấy chiếu mấy chương trình về nông nghiệp, nông thôn rất phù hợp với người dân, cộng với hướng dẫn qua các lớp tập huấn của Hội Nông dân về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt nên gia đình tôi mạnh dạn vay vốn mua heo giống về nuôi.

Hiện gia đình anh Y Vân có 6 sào ruộng, 7 sào trồng ngô, ngoài ra còn nuôi thêm trâu, bò, lợn, gà nhờ vậy cuộc sống ngày càng sung túc, con cái chăm ngoan đến trường. 

Từ khi có điện lưới quốc gia về bà con còn mạnh dạn mua máy xay xát, mở tiệm sản xuất đồ gỗ để nâng cao thu nhập. Thực hiện xây dựng nông thôn mới bà con trong buôn đã tích cực hiến đất làm đường, tự nguyện đóng góp kinh phí 105 triệu đồng lắp đặt 37 bóng đèn cao áp chiếu sáng cho buôn. 

Trao đổi với chúng tôi, ông Y Drai Mdrang-Chủ tịch xã Yang Mao phấn khởi cho biết, hiện toàn xã có 1.045 hộ, 5851 khẩu với 12 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó dân tộc M’nông chiếm trên 60%, tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới chiếm 46,38%. 

Nếu trước năm 2000 toàn xã có đến hơn 80% hộ nghèo, người dân chưa được tiếp cận điện, nước sinh hoạt, trường, trạm chưa được đầu tư xây dựng, tỷ lệ học sinh bỏ học chiếm trên 60%... thì đến nay nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước cùng các cấp chính quyền địa phương đời sống người dân nơi đây đã ngày càng đổi thay từ tư duy đến cách làm nhờ đó mà hàng năm tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 4 đến 5%, hiện toàn xã không còn hộ đói, 98% học sinh đến tuổi được đến trường, 100% người dân có phương tiện nghe, nhìn, sử dụng điện thắp sáng, các công trình nước sinh hoạt đã được đầu tư cung cấp cho người dân; 70% đường liên thôn, buôn đã được bê tống hóa.

Nhờ áp dụng các kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi mà năng suất ngày càng tăng cụ thể lúa đạt năng suất 5 tạ/sào; ngô lai đạt 8 tạ/sào. Đường sá, cầu cống được đầu tư xây dựng đã giúp cho các thôn buôn kết nối giao thương thuận lợi vì vậy không còn tình trạng người dân bị thương lái ép giá như trước đây.

 Đặc biệt hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới, đến nay đã có 6/11 thôn buôn (2 thôn, 4 buôn) người dân tự nguyện đóng góp tiền lắp đặt hệ thống chiếu sáng vừa bảo đảm đi lại thuận lợi vừa góp phần giữ gìn an ninh trật tự. Cụ thể như bà con buôn Tul tự nguyện đóng góp 54 triệu đồng lắp hêk thống chiếu sáng, buôn Ta 45 triệu đồng; buôn M’ghi 105 triệu đồng, buôn Kiều 33 triệu đồng…

Rời Yang Mao nhìn những cánh đồng ngô lai, lúa mới đang phơi phới trong gió, hệ thống kênh mương đang dẫn những dòng nước mát về tắm cho ruộng đồng xanh ngát, những con đường trải nhựa chạy lượn quanh các ngọn đồi vào tận ngõ nhà người dân, hay những căn nhà mới thấp thoáng bên rẫy cà phê, hồ tiêu sắp cho thu hoạch, ta mới cảm nhận được sự đổi thay trong cách nghĩ, cách làm của người dân xã nghèo vùng căn cứ hôm nay.  

Theo: Nguyễn Tuấn Anh/daidoanket.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 245

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 242


Hôm nayHôm nay : 86133

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1101272

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71328587