14:19 EDT Thứ sáu, 19/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Trợ thủ đắc lực của nhà nông

Thứ năm - 23/03/2017 05:49
Với nỗ lực, quyết tâm vươn lên làm giàu chân chính của người dân cùng sự tiếp sức từ nguồn vốn của Agribank, diện mạo của rất nhiều miền quê nghèo từ khắp mọi miền đất nước đổi thay rõ nét.

Làm giàu từ vùng “đất cằn sỏi đá”

Từ nguồn vốn của Agribank, nhiều gia đình miền quê Hà Tĩnh có cuộc sống ấm no khi phát triển kinh tế theo mô hình trang trại. Gia đình anh Lê Khánh Toàn ở xóm 6, xã Đức Bồng, huyện Vũ Quang là một trong những mô hình đó. Năm 2011, nhận thấy vùng đất này phù hợp với cây cam, hai vợ chồng anh mạnh dạn đến Agribank chi nhánh Vũ Quang vay hơn 200 triệu đồng.

Đến nay trang trại cam của gia đình anh rộng 9 ha với khoảng gần 2.000 gốc cam bù, cam chanh. Mỗi năm thu hoạch từ trang trại khoảng 800 tấn cam các loại, giúp anh Toàn thu lãi hàng trăm triệu đồng.

Tại Hà Tĩnh, hơn một nửa trong số 5.600 mô hình kinh tế nông nghiệp do Agribank trực tiếp hỗ trợ vốn 

Ngược lên huyện miền núi biên giới Hương Sơn, chúng tôi thấy vô cùng ngạc nhiên trước sự thay da đổi thịt của vùng quê nghèo này. Đến thăm gia đình ông Lê Xuân Bính ở xã Xuân Long, được biết 5 năm trước, ông Bính vay Agribank Hương Sơn số tiền 3,3 tỷ đồng cùng với vốn tự có đầu tư trang trại nuôi 450 lợn nái. Đến nay, doanh thu mỗi tháng từ trang trại đạt hơn 300 triệu đồng, lãi khoảng 170 triệu đồng/tháng, giải quyết việc làm thường xuyên cho 14 lao động ở địa phương với mức thu nhập 4,5 triệu đồng/người/tháng…

Còn tại huyện Đức Thọ, với sự tiếp sức nguồn vốn 4,2 tỷ đồng từ Agribank chi nhánh Đức Thọ, gia đình anh Nguyễn Thái Huy (xóm Tân Quang, xã Đức Lạng) có trong tay trang trại nuôi lợn nái quy mô 350 con cho năng suất cao.

Hay như mô hình chăn nuôi tổng hợp, doanh thu hàng năm 10 tỷ đồng của gia đình ông Lê Văn Bình ở Nghi Xuân; mô hình chăn nuôi lợn của ông Nguyễn Như Chiến ở Cẩm Xuyên cũng có doanh thu hàng năm lên đến gần 8 tỷ đồng... “Với sự tiếp sức của Agribank, nhiều hộ nông dân vươn lên trở thành tỷ phú từ chính đất đồi quê hương với những trang trại nuôi lợn, nuôi hươu…”, ông Bính phấn khởi nói.

Lãnh đạo Agribank chi nhánh Hà Tĩnh cho biết, chi nhánh đã và đang đẩy mạnh thực hiện các chính sách hỗ trợ lãi suất, đưa nguồn vốn rẻ đến với từng khách hàng, nhân rộng các mô hình sản xuất kinh doanh hiệu quả, nâng cao thu nhập cho người dân. Đồng vốn Agribank tiếp tục được tập trung chủ yếu đầu tư phát triển sản phẩm hàng hoá chủ lực của địa phương như chăn nuôi bò, hươu, lợn, nuôi tôm, trồng cây ăn quả, cây lâm nghiệp, trồng rau sạch, đóng mới tàu thuyền đánh bắt xa bờ…

Qua đó, Agribank không chỉ nâng cao uy tín và mở rộng mạng lưới khách hàng trong nhiều lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, mà còn góp phần quan trọng đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế- xã hội ở tỉnh nhà.

Tỷ phú miền biên giới

Cuộc sống của người dân thôn bản xã Vĩnh Hảo, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang đổi thay từng ngày. Thấp thoáng những ngôi nhà cao tầng kiên cố cạnh kề vườn cam sum suê trái ngọt, chen lẫn đồi chè nối nhau xa xa... Nơi đây có nhiều nông dân nay được vinh danh là “tỷ phú cam sành”, đi lên làm giàu ngay từ mảnh đất vườn, thửa đồi của gia đình. Một trong số gia đình vượt khó vươn lên trở thành tỷ phú đó là vợ chồng ông Trần Văn Phong ở thôn Vĩnh Sơn, xã Vĩnh Hảo.

 Trước đây có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, chủ yếu làm ruộng là chính. Nhận thấy ưu thế của đất đai thổ nhưỡng phù hợp giống cam sành, gần 20 năm trước, ông Phong quyết định vay vốn Agribank thông qua chi nhánh Bắc Quang để trồng cam. Nhớ lại thời kỳ đó, có năm giá cam trên thị trường từ 3.000 đồng xuống có khi còn 500 – 800 đồng/kg. 17 tấn cam rớt giá hồi năm 2000 làm ông bà lỗ tới 60 triệu đồng. Sau thất bại nặng nề, chán nản, ông bà đã từ bỏ ý định trồng cam. Chưa tìm được kế mưu sinh, đất tiếp tục để hoang hóa nhiều năm, kinh tế gia đình lại rơi vào cảnh khó khăn...

Không cam chịu đói nghèo, vợ chồng ông Phong đã lặn lội gần xa, đến nhiều nơi học làm kinh tế, cả kinh nghiệm trồng cam như thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất. Sau đó ông lên phương án sản xuất và mạnh dạn đề đạt với các cán bộ Agribank chi nhánh Bắc Quang, Hà Giang tiếp cận nguồn vốn NH.

Từ nguồn vốn vay hỗ trợ lãi suất hơn 200 triệu đồng đầu tư vườn cam đặc sản,  gia đình có điều kiện mở rộng thêm diện tích trồng cam mới. Năm cao điểm, gia đình ông sở hữu hơn 10 ha cam sành với gần 7.000 gốc cam, 6 ha rừng, 3 ha chè, đàn lợn siêu nạc trên 30 con. Vào mùa chăm sóc và thu hoạch cam, gia đình ông có ngày phải thuê gần 10 nhân công thu hái.

Năm gặp thuận lợi, gia đình ông thu hoạch được gần 200 tấn cam, trừ chi phí tiền thuê nhân công và chăm sóc cam, gia đình thu lãi khoảng 1,8 tỷ đồng để tái đầu tư thâm canh, tăng sản lượng, chú trọng bảo đảm chất lượng với khách hàng. Ngoài gia đình ông Phong, ở xã Vĩnh Hảo còn rất nhiều mô hình nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi như ông Phạm Quang Lân, Ngô Quang Tuấn… hàng năm thu về 500 triệu đồng đến 3 tỷ đồng từ thu hoạch cam và chè.

Những năm gần đây, theo số liệu thống kê, thôn Vĩnh Sơn có đến 97% các hộ trồng cam. Ước tính, cứ 3 hộ thì có 2 hộ trong thôn vay vốn từ Agribank để phát triển kinh tế. Nhiều gia đình vay hàng trăm triệu đồng. Mấy năm trở lại đây, nhờ cải tiến phương pháp trồng trọt, cây cam sành Hà Giang khôi phục được chất lượng và giá trị trên thị trường trong và ngoài tỉnh. Với người dân địa phương, cây cam được xác định là cây chủ lực, cây đặc sản mang lại hiệu quả kinh tế cao, là hướng đi để người dân vươn lên, làm giàu bằng công sức và trí lực của chính mình.

“Trợ thủ” đắc lực

Không chỉ ở miền Bắc, Trung, mà ở miền Nam đồng vốn Agribank cũng trăm hoa đua nở. Những năm qua, bằng những chính sách cho vay với lãi suất ưu đãi, Agribank đã và đang tạo sự tin tưởng cho khách hàng. Qua đó đã đóng góp tích cực xây dựng nhiều mô hình nông dân làm ăn, phát triển kinh tế thành công, bộ mặt nông thôn mới, đời sống vật chất và tinh thần của người dân nơi đây được cải thiện rõ rệt.

Có dịp đến thăm cơ sở ấp vịt của anh Nguyễn Văn Hải - chủ cơ sở ấp vịt Thuận Hải, ở ấp 1A, xã An Thạnh, huyện Bến Lức mới thấy rõ nguồn vốn tín dụng là “trợ thủ” đắc lực cho kinh tế hộ gia đình. Anh Hải kể, cách đây 20 năm, anh “bén duyên” với nghề ấp vịt nhưng đồng vốn tích lũy từ gia đình có hạn. Từ đó đến nay, anh tiếp cận nguồn vốn từ Agribank chi nhánh huyện Bến Lức.

“Lúc mới vào nghề, cơ sở chuyên ấp vịt bằng phương pháp thủ công. Mỗi tháng, cơ sở cho ra lò khoảng 5.000 con vịt, cung cấp cho người dân quanh vùng. Tuy nhiên, hơn 10 năm nay, tôi chuyển qua ấp vịt bằng lò ấp điện. Khi chuyển qua ấp vịt bằng lò điện, tôi mua 4 chiếc máy ấp trứng và hàng năm đầu tư thêm. Đến nay, tôi sở hữu 30 chiếc máy ấp trứng. Bên cạnh nguồn vốn tự chủ, Agribank chi nhánh huyện Bến Lức là “trợ thủ” đắc lực trong việc kinh doanh của gia đình tôi”, anh Hải chia sẻ.

Sở dĩ anh Hải ví von Agribank là “trợ thủ” đắc lực bởi trước đây, anh chỉ ấp vịt rồi bán cho các hộ nhỏ, lẻ, nay anh làm ăn theo hướng liên kết. Để có nguồn trứng đầu vào cho việc ấp vịt, anh liên kết với các hộ chăn nuôi quanh xã An Thạnh bằng cách anh giao vịt giống để họ nuôi thành vịt bố mẹ và cho đẻ trứng, sau đó bao tiêu trứng cho nông dân. Nếu nông dân nào còn khó khăn về tài chính, anh sẵn sàng hỗ trợ: Vịt giống, thức ăn chăn nuôi, hướng dẫn kỹ thuật và bao tiêu trứng. Trứng thu về, anh sàng lọc để ấp.

Bằng cách làm trên, cơ sở ấp vịt Thuận Hải hiện mỗi tháng cho ra 60.000 vịt con và xây dựng mối liên kết 20 người dân chăn nuôi gia công. Với mô hình này, có những lúc anh Hải cần số vốn lớn nhưng nguồn vốn tích lũy của gia đình không thể kham nổi. Vì vậy, Agribank chính là “trợ thủ” đắc lực của anh trong những lúc thiếu vốn đầu tư.

Giám đốc Agribank chi nhánh huyện Bến Lức - Mai Quang Nhanh cho biết, dư nợ cho vay trên địa bàn huyện khoảng 600 tỷ đồng chủ yếu đầu tư sản xuất kinh doanh trên lĩnh vực nông nghiệp. Nguồn vốn được giải ngân, nông dân sử dụng đúng mục đích và làm ăn khá hiệu quả như trồng chanh, khóm hoặc kinh doanh, buôn bán nhỏ, lẻ. Vì vậy, Agribank luôn sẵn sàng hỗ trợ nguồn vốn cho nông dân khi có nhu cầu.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 506


Hôm nayHôm nay : 43896

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 859258

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64845202