Riêng tỉnh Yên Bái, thời gian qua đã hình thành một số vùng trọng điểm, với những trang trại rộng hơn 8.000 ha trồng nhiều loại cây ăn quả, trong đó cây có múi là hơn 2.800 ha, tập trung chủ yếu ở các huyện Văn Chấn, Trấn Yên, Lục Yên, Yên Bình với nhiều giống có chất lượng ngon nổi tiếng, như bưởi Ðại Minh, cam sành Lục Yên, cam canh Văn Chấn. Trong giai đoạn 2016 – 2020, ngành nông nghiệp tỉnh Yên Bái tập trung cải tạo diện tích cam, quýt, bưởi tại các huyện Văn Chấn, Lục Yên, Trấn Yên, Yên Bình để nâng năng suất từ 45 tạ/ha hiện nay, lên hơn 60 tạ/ha, đồng thời quy hoạch mở rộng diện tích, hình thành vùng trồng cây ăn quả có múi lên 4.000 ha. Ðưa tổng giá trị sản phẩm cây ăn quả các loại đạt hơn 300 tỷ đồng/năm. Một trong những lo ngại của các nhà vườn hiện nay là việc xử lý dịch bệnh trên cây ăn quả có múi, như bệnh lở cổ rễ ở cây cam sành, chảy gôm ở cây bưởi; sâu đục cành, rệp sáp, nhện đỏ, hay hiện tượng rụng quả bưởi non, khô tép... làm giảm năng suất và chất lượng quả. Vì vậy, các cán bộ khuyến nông cần hướng dẫn chủ trang trại, nhà vườn phát triển cây có múi đúng quy hoạch và vùng sản xuất tập trung, theo tiêu chuẩn nông nghiệp an toàn VietGAP, sử dụng chế phẩm sinh học, túi bao quả; tuân thủ quy định về sản xuất, kinh doanh giống, cũng như kỹ thuật và công nghệ bảo quản sau thu hoạch, chế biến; tổ chức liên kết sản xuất và duy trì nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm để mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước.
|
TRẦN MINH theonhandan |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn