08:33 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Trồng lúa sạch trên đất nuôi tôm ở Cà Mau

Thứ năm - 22/11/2018 18:15
Nông dân vùng nuôi tôm kết hợp trồng một vụ lúa (lúa - tôm) của tỉnh Cà Mau đứng trước "cơ hội vàng" để tăng thu nhập. Trên những cánh đồng này, hạt lúa sắp được công nhận là sản phẩm sạch, được bao tiêu toàn bộ đầu ra với giá cao. Con tôm trên cánh đồng lúa - tôm cũng sớm trở thành "tôm sạch", tôm hữu cơ, phục vụ chế biến, xuất khẩu…

Tỉnh Cà Mau đang nỗ lực xây dựng thương hiệu "lúa sạch", lúa và tôm hữu cơ trên cánh đồng lúa - tôm huyện Thới Bình.

Nở rộ mô hình nông nghiệp thông minh

Về vùng trồng mía trọng điểm của tỉnh Cà Mau những ngày giữa tháng 11, nhiều đồng mía xưa kia nay đã trở thành đồng lúa - tôm. Ðây cũng là năm thứ mười, gia đình ông Võ Hoàng Linh (ấp 6 La Cua, xã Biển Bạch Ðông, huyện Thới Bình, Cà Mau) thực hiện mô hình canh tác này. Ðưa chúng tôi ra cánh đồng rộng 3,5 ha của gia đình, ông Linh cho biết: Nếu thời tiết tiếp tục thuận lợi, thì năng suất lúa trên đất nuôi tôm năm nay không dưới 4,5 tấn/ha.

Ngày trước, gia đình ông Linh chuyên canh cây mía, giá cả bấp bênh bèn chuyển qua nuôi tôm. Ðược vài năm trúng mùa, dịch bệnh lại xuất hiện. Trước tình cảnh thất bát triền miên, ông Linh đi học hỏi, rồi áp dụng mô hình lúa - tôm. "Vào mùa khô, tôi lấy nước mặn ngoài sông, rạch vào nuôi tôm. Khi mưa xuống, tôi giữ nước ngọt rửa mặn đồng tôm để trồng lúa kết hợp nuôi tôm càng xanh, tôm sú. Khi thu hoạch xong lúa, cũng là lúc tôm lớn để thu hoạch dần. Kiên trì canh tác theo cách này, gần mười năm qua, trung bình mỗi năm gia đình tôi thu lợi từ 150 đến hơn 200 triệu đồng" - ông Linh cho biết.

Cùng thực hiện theo cách nêu trên, hàng xóm ông Linh là ông Nguyễn Thành Công cho biết: Mô hình tôm - lúa giờ rất thịnh hành, bởi ít rủi ro, dịch bệnh, chi phí sản xuất thấp, hiệu quả kinh tế cao và bền vững về môi trường. Năm 2005, mô hình này bắt đầu xuất hiện ở một số nơi vùng phía bắc Cà Mau. Nhờ hiệu quả cao, nên mô hình lan tỏa, phát triển. Ðến nay, toàn tỉnh Cà Mau có hơn 40.000 ha canh tác theo mô hình lúa - tôm, chiếm gần ¼ tổng diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh. Vùng lúa - tôm tập trung chủ yếu ở các huyện Thới Bình, Trần Văn Thời, U Minh, Cái Nước và TP Cà Mau. "Ở những nơi có đủ điều kiện về ngăn mặn giữ ngọt, có đủ nguồn nước ngọt bổ sung khi cần thiết như huyện Thới Bình, phần lớn nhà nông chuộng mô hình sản xuất lúa - tôm. Năm nào "mưa thuận, gió hòa" thì cả tôm và lúa đều trúng, còn nếu mất mùa lúa thì đã có thu nhập từ tôm kéo lại" - ông Nguyễn Hoàng Lâm, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thới Bình cho biết.

Nhờ tăng cường các giải pháp chuyển giao kỹ thuật mà giờ đây, nông dân Cà Mau hiểu biết và chủ động lựa chọn những cách thức sản xuất mới mang tính bền vững, ít rủi ro và thân thiện với môi trường, trong đó, lúa - tôm là một trong những lựa chọn được ưu tiên. Thực tế sản xuất đã qua cho thấy, gieo trồng vụ lúa trên đất nuôi tôm không xảy ra xung đột mà bổ trợ cho nhau, giúp lúa ít bệnh hơn so với độc canh cây lúa và ngược lại, con tôm cũng ít bệnh hơn so với chỉ chuyên nuôi tôm.

Thạc sĩ Mã Huy, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông, khuyến ngư Cà Mau phân tích: Sau khi nuôi một vụ tôm thì nhà nông gieo trồng lúa. Quá trình cải tạo đất từ mặn sang ngọt để trồng lúa, nhiều mầm bệnh gây hại tôm sẽ không sống được ở môi trường nước ngọt và ngược lại. Cùng với đó, sau vụ nuôi tôm, chất thải hữu cơ dưới đáy ao sẽ giúp ruộng lúa màu mỡ, người trồng lúa chỉ bón một lượng phân nhỏ là đáp ứng nhu cầu phát triển của cây. Ngược lại, sau thu hoạch lúa, một lượng sinh khối lớn thân và rễ lúa phân hủy, kích thích sự phát triển của phiêu sinh vật làm thức ăn cho tôm. Ngoài ra, trồng lúa trên đất nuôi tôm còn hạn chế tình trạng vùng nuôi tôm bị lão hóa do đất ngập mặn lâu. Chính vì lợi ích kép nêu trên mà nhà nông sản xuất theo mô hình lúa - tôm giảm được khá lớn chi phí cho phân bón, sản phẩm tạo ra an toàn, thân thiện hơn với môi trường và sức khỏe cộng đồng. Ðây cũng được coi là cách thức canh tác nông nghiệp thông minh, bền vững hiện nay.

Nỗ lực xây dựng thương hiệu

Sau hơn mười năm thực hiện mô hình lúa - tôm, nhà nông Cà Mau hầu như biết rõ, sản phẩm lúa trên đất nuôi tôm khá an toàn, có thể được xem là lúa sạch, hoặc một dạng sản phẩm của canh tác hữu cơ. Bởi lẽ, trong toàn vụ mùa từ lúc cấy cho đến thu hoạch, vì không muốn ảnh hưởng đến con tôm (vật nuôi chính), người dân áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp mà không phun xịt bất cứ loại thuốc bảo vệ thực vật nào. Vậy nhưng, sản phẩm lúa trên đất nuôi tôm ở Cà Mau vẫn bán ngang giá với lúa ở những vùng chuyên canh hai đến ba vụ. Nguyên nhân là do sản phẩm chưa có chứng nhận chất lượng an toàn là gạo sạch. Ðó cũng là lý do để cơ quan chuyên trách Cà Mau cùng chính quyền huyện Thới Bình (vùng sản xuất lúa - tôm lớn nhất ở Cà Mau) nỗ lực xây dựng thương hiệu gạo sạch trên đất lúa - tôm, góp phần giúp nhà nông cải thiện và tăng thu nhập trên cùng diện tích.

Theo đề án xây dựng bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận "Lúa sạch Thới Bình", đến tháng 5-2019, toàn huyện phấn đấu có 10.000 ha được công nhận thương hiệu nêu trên. Ðể đạt được mục tiêu đề ra, ngay từ khi thực hiện đề án (tháng 3-2018) và trước đó, chính quyền địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người dân, đồng thời hỗ trợ những giống lúa chịu mặn chất lượng cao, đạt chuẩn xuất khẩu để nông dân gieo trồng. Nhờ đó, đến hết tháng 10 vừa qua, toàn huyện gieo trồng được hơn 21.400 ha lúa trên đồng đất nuôi tôm, chiếm gần 50% diện tích lúa-tôm của toàn tỉnh. Trong đó, huyện đã xây dựng được vùng nguyên liệu sản xuất lúa - tôm càng xanh được khoảng 14.000 ha; vùng lúa - tôm đặc sản an toàn, lúa - tôm chất lượng cao (giống ST 5, ST 20, ST 24…) quy mô khoảng 3.000 ha, tập trung ở các xã như: Trí Phải, Trí Lực, Thới Bình, Biển Bạch Ðông…

Ông Nguyễn Hoàng Lâm cho biết, vụ lúa - tôm năm 2018, có ít nhất ba doanh nghiệp, ký hợp đồng với huyện bao tiêu sản phẩm lúa trên đất nuôi tôm, giá cao hơn thị trường từ 500 đến 700 đồng/kg. Với những đồng lúa - tôm gieo trồng loại giống ST, doanh nghiệp cam kết thu mua từ 7.000 đến 7.500 đồng/kg. "Năm 2017 và những năm liền trước đó, năng suất lúa trên đất tôm đạt trung bình từ 4 đến 5 tấn/ha. Nhờ sản xuất theo hướng "thuận tự nhiên", không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, sản phẩm được thương lái tranh mua, có bao nhiêu bán cũng hết.

Trước xu thế chuộng nông sản sạch và an toàn của các nước phát triển trên thế giới, doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam đã chú trọng nhiều hơn đến việc lựa chọn vùng nguyên liệu sạch phục vụ xuất khẩu, trong đó có đồng đất lúa - tôm Cà Mau. Ðây là lợi thế, điều kiện thuận lợi để vùng đất ở cực Nam Tổ quốc mở rộng diện tích lúa - tôm.

Ðể khai thác và phát triển bền vững nhãn hiệu tập thể cho nông sản lúa sạch, trong đó có "lúa sạch Thới Bình", nông dân Cà Mau cần ý thức nhiều hơn nữa trong việc đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống sang những giống lúa chất lượng cao, gắn với cơ giới hóa nông nghiệp. Cơ quan quản lý và chính quyền tỉnh Cà Mau cần quy hoạch và hoàn thiện hạ tầng vùng nguyên liệu sản xuất lúa chất lượng cao, song hành với việc liên kết doanh nghiệp. Sản xuất phải gắn liền với bao tiêu, với đầu ra. Khi xây dựng được nhãn hiệu tập thể về lúa sạch, các nông hộ và doanh nghiệp trong chuỗi liên kết cần giữ được chất lượng, uy tín nhằm duy trì tính bền vững của thương hiệu.

"Ngoài nỗ lực xây dựng nhãn hiệu "lúa sạch Thới Bình", cơ quan chuyên trách của tỉnh và doanh nghiệp đang thí điểm mô hình lúa hữu cơ (30 ha) và tôm hữu cơ (500 ha) trên đồng đất lúa - tôm của huyện Thới Bình. Khi được công nhận lúa hữu cơ sẽ là điều kiện thuận lợi để con tôm đạt chứng nhận hữu cơ. Có được các chứng nhận ấy, giá trị nông sản sẽ tăng lên và không lo đầu ra, giúp thu nhập của nhà nông tăng lên, việc xuất khẩu cũng rộng đường đến nhiều thị trường khó tính".

Lê Văn Sử Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau

Theo Hữu Tùng/Báo Nhân Dân.vn

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 328


Hôm nayHôm nay : 71193

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1043361

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71270676