12:01 EST Thứ năm, 16/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Trồng tràm trên hồ Thác Bà, lợi ích kép

Thứ ba - 07/05/2019 04:46
Hồ Thác Bà nằm trọn trong lòng huyện Yên Bình và một phần huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái, với diện tích mặt nước hơn 23.400ha, mực nước hồ dao động từ cốt 48 - 58m tạo ra vùng đất bán ngập khoảng 1.500ha.

Việc trồng cây tràm Úc trên vùng bán ngập sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho cư dân sống quanh vùng hồ Thác Bà…

10-50-31_h1
Tràm Úc trồng trên vùng đất bán ngập hồ Thác Bà

Công trình thủy điện Thác Bà được xây dựng trên dòng sông Chảy vào những năm 60 của thế kỷ trước, hồ Thác Bà là hồ nhân tạo lớn nhất miền Bắc, có chiều dài trên 80km, rộng từ 30 - 40km, dung tích hồ 3,9 tỷ khối nước. Khi hồ tích nước và phát điện vào năm 1971 đã tạo thành 1.331 hòn đảo lớn nhỏ, một cảnh trí thiên nhiên tuyệt đẹp mỗi khi bình minh lên hay khi hoàng hôn buông xuống.

Tuy nhiên, do áp lực về nhu cầu lương thực lúc bấy giờ, hơn 20 năm kể từ năm 1971 đến đầu những năm 1990 vùng đảo hồ Thác Bà bị người dân phát trắng để trồng lúa, ngô những quả đồi trọc lốc như đầu ông sư, khiến hàng ngàn khối đất đá sau mỗi mùa mưa bồi lấp xuống lòng hồ, cộng với việc nhà máy thủy điện nhiều năm chạy đến cốt nước chết, làm cho đất cả các đảo hồ bị xói lở nâng đáy hồ ngày một cao.

Chương trình 327 của Chính phủ tạo cơ hội cho người dân vùng hồ Thác Bà phủ xanh đất trống đồi núi trọc, toàn bộ 1.331 hòn đảo với diện tích trên 4.000ha đã phủ kín bằng các loại cây: Keo, bồ đề, bạch đàn… Một vùng đảo hồ xanh như ngọc đã khơi nguồn cảm hứng cho rất nhiều thi nhân và nghệ sĩ nhiếp ảnh khi tới đây.

Tỉnh Yên Bái đã ban hành nhiều chính sách thu hút đầu tư du lịch vào vùng hồ Thác Bà. Tuy nhiên, cho đến nay ngoài một số hộ dân làm du lịch còn lại các doanh nghiệp đến khảo sát rồi lại đi, vì nước hồ không ổn định, mức độ chênh lệch giữa mực nước cốt 58m và 48m quá cao, phơi ra vùng “đất chết” ở các chân đảo nhìn nhức mắt.

10-50-31_h2
Cây tràm trồng năm 2003 có đường kính hơn 30cm

Để khai thác tiềm năng đất đai vùng bán ngập, năm 2001 Sở NN-PTNT Yên Bái xây dựng đề tài khoa học: Trồng cây tràm Úc trên vùng đất bán ngập hồ Thác Bà với diện tích hơn 20ha, đơn vị được giao triển khai đề tài là Cty Lâm nghiệp Thác Bà. Từ năm 2003 đến năm 2005 đã trồng khoảng 26ha, bằng việc gieo ươm hạt giống trong vườn ươm sau đó mang ra trồng trên vùng đất bán ngập.

Kết quả sau hơn 10 năm cây tràm Úc đã phát triển tốt trên vùng đất bán ngập vùng hồ Thác Bà. Ngoài diện tích tràm trồng trong khuôn khổ dự án, người dân đã tự mua hạt về gieo ươm và trồng, tổng diện tích tràm trồng ở các chân đồi vùng đất bán ngập hồ Thác Bà hiện có khoảng 200ha, nhiều cây có đường kính gốc 25 - 30cm.

Vừa qua chúng tôi được ông Vương Quốc Đạt - GĐ Cty Lâm nghiệp Thác bà dẫn đi xem rừng tràm do Cty trồng, ông cho biết: So với những cây trồng, như: Keo, bồ đề… thì cây tràm Úc phát triển chậm hơn, nên việc trồng rừng kinh tế không phù hợp, nhưng trồng giữ đất và làm cây cảnh quan cho hồ Thác Bà thì không cây gì hơn cây tràm.

Toàn bộ diện tích trồng tràm trên đất bán ngập đều xanh tốt, rễ tràm đan xen như nhiều lớp lưới chồng lên nhau khiến sóng hồ khi lên xuống đất chân đồi không bị xói lở. Điều kỳ diệu, trong khu vực trồng tràm cây mai dương không thể sống và phát triển, khi mùa nước rút rừng tràm đã che khuất vùng “đất chết”, khiến người ta không còn cảm thấy nhức mắt nhìn những chân đảo đất đỏ loét.

10-50-31_h3
Những cây tràm con mọc tự nhiên

Ông Đạt chỉ một cây tràm có đường kính 30cm, cao hơn 10m có những chùm rễ mọc ngang thân cây nom như những tổ quạ cho biết: Đây là rễ tràm mùa nước hồ dâng, thời kỳ này cây lấy dinh dưỡng từ nước hồ qua chùm rễ này. Đây cũng là nơi cá tôm về trú ngụ, sinh sản vào mùa nước dâng, các loại cò và chim chóc từ khắp nơi cũng kéo về đây sinh sống, một hệ sinh thái đa dạng sinh học hình thành từ khu rừng tràm này…

Chúng tôi rất ngạc nhiên thấy nhiều cây tràm con cao từ 1 - 2m mọc rải rác ngoài khu vực trồng tràm, ông Đạt cho biết: Đấy là những cây do hạt tràm rụng xuống mọc tự nhiên không chăm sóc mà đã tốt như thế rồi.

Trao dổi với ông Trần Ngọc Thư - PGĐ Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Yên Bái, ông Thư cho hay: Tôi nghĩ đề tài khoa học về trồng cây tràm Úc kết quả hơn 10 năm qua đã rõ ràng. Cây tràm trồng trên vùng hồ bán ngập Thác Bà mang lại những lợi ích kép, việc vận động người dân cũng như Cty Thủy điện Thác Bà, các công ty du lịch chung tay trồng tràm thì chẳng mấy chốc hồ Thác Bà trở thành thiên đường du lịch không mấy nơi có được…

Việc để hoang hóa hơn 1.500ha đất bán ngập hồ Thác Bà thật vô cùng lãng phí, nhất là tỉnh Yên Bái đang muốn biến hồ Thác Bà thành khu du lịch và nghỉ dưỡng thì không thể không trồng cây tràm Úc.

10-50-31_h4
Rừng tràm trên đảo hồ Thác Bà
THEO THÁI SINH - QUỐC NHẬT/NONGNGHIEP.VN
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 180

Máy chủ tìm kiếm : 51

Khách viếng thăm : 129


Hôm nayHôm nay : 48552

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 870154

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73917125