20:18 EST Thứ bảy, 16/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương: Người dân phải thấy được lợi ích trong chuỗi sản xuất

Thứ năm - 23/06/2016 09:37
Sáng 23/6, đoàn công tác Ban Kinh tế Trung ương do ông Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương dẫn đầu có cuộc làm việc với Bộ NN-PTNT.
Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình phát biểu tại buổi làm việc

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình phát biểu tại buổi làm việc

Ông Nguyễn Văn Bình chúc mừng những thành tựu nổi bật mà toàn ngành NN - PTNT đã gặt hái được cũng như chia sẻ về những khó khăn, vướng mắc mà toàn ngành đang gặp phải, nhất là hạn hán, xâm nhập mặn, tác động lớn bởi biến đổi khí hậu.

Tại cuộc làm việc, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương đề nghị các đại biểu thẳng thắn làm rõ các nút thắt, điểm nghẽn lớn nhất hiện nay trong phát triển nông nghiệp.

Ông Bình cho rằng, trong điều hiện nay chúng ta phải có cách tiếp cận mới để khuyến khích các tổ hợp tác, nhất là hoạt động của HTXNN kiểu mới phát huy hiệu quả.

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh rằng, đã là kinh tế thị trường thì không thể “nhanh, bền, tốt, rẻ”. Điều này, các cụ đã nói “đồng tiền bát gạo” do đó phải chỉ cho người dân họ thấy được lợi ích chính đáng của họ trong việc liên gia, liên kết vào HTX tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế. Muốn vậy, hoạt động HTX không thể là mệnh lệnh, hô hào.

Cách đây 3 năm, thực hiện chủ trương “Đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế”, Bộ NN - PTNT đã xây dựng và được Thủ tướng phê duyệt đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”. Đến nay nhiều kết quả triển khai đã có bước chuyển biến đáng kể. Bộ đã tiến hành rà soát lại quy hoạch và làm lại 42 quy hoạch, trong đó có 18 quy hoạch cả nước, còn lại là quy hoạch vùng.

Theo Bộ trưởng Cao Đức Phát nếu như trước đây, công tác quy hoạch hóa tập trung thì giờ phải nhìn vào thị trường. Từ đó đặt ra làm bao nhiêu và làm như thế nào. Bước tiến tiếp theo là quy hoạch theo hướng sản xuất chuỗi sản phẩm.

Từ đây các chính sách đi kèm ra đời như hỗ trợ chuyển đổi cây trồng. Các địa phương đã chuyển đổi được 390 ngàn ha đất lúa sang nuôi trồng thủy sản, ngô, màu (mục tiêu đến năm 2020 cả nước chuyển đổi 700 ngàn ha đất lúa). Xây dựng nhiều mô hình cánh đồng lớn sản xuất lúa gạo, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị. Hiện đã có 556 ngàn ha, trong đó ĐBSCL có diện tích liên kết 450 ngàn ha.

Trong khi đó, tái cấu trúc ngành chăn nuôi gặp nhiều khó khăn, hạn chế. Chúng ta vẫn còn chủ yếu sản xuất nông hộ.

Do đó, Bộ xác định rõ thứ tự ưu tiên về loại sản phẩm từ chăn nuôi lợn, gà, bò thịt, bò sữa và coi trọng khâu giống. Bộ giao Cục Chăn nuôi sang Tây Ban Nha, Mỹ, Thái Lan để nhập khẩu con giống tốt nhất về nhân đàn, phục vụ tái cơ cấu ngành.

Cùng tham gia ý kiến, Thứ trưởng Thường trực Nguyễn Xuân Cường kiến nghị Ban Kinh tế Trung ương báo cáo Bộ Chính trị ban hành một Chỉ thị về tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Ông Nguyễn Văn Tiến, Vụ trưởng Vụ Nông nghiệp - Nông thôn (Ban Kinh tế TƯ) cho rằng, tái cơ cấu nông nghiệp khó khăn chính là nền sản xuất dựa vào nông hộ. Trong khi đó, nguồn lực của mình không có nhiều nhưng chính sách thì dàn trải.

Còn ông Lê Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp (Ban Kinh tế TƯ) cho rằng, chúng ta còn có những hạn chế trong lộ trình CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn. Về ý kiến của ông Thành, Bộ trưởng Cao Đức Phát lý giải rằng, công nghiệp phụ trợ của mình còn yếu lắm. Nhiều mặt hàng mình phải nhập để rồi về gia công, pha chế. Đến cái động cơ của tàu cá cũng phải nhập 99%.

Truong Ban Kinh te Trung uong: Nguoi dan phai thay duoc loi ich trong chuoi san xuat - Anh 2

Toàn cảnh buổi làm việc

Đề cập đến chính sách đất đai, ông Vũ Trọng Bình, Vụ trưởng Vụ Địa phương (Ban Kinh tế TƯ) cho rằng do đất đai chưa trở thành tài sản vốn của nông dân. Việc định giá đất còn khó khăn để nông dân có vốn sản xuất. Ông Bình cho biết thêm, tái cơ cấu nông nghiệp liên quan đến nhiều ngành, địa phương nên đòi hỏi vai trò điều phối của Bộ NN - PTNT phải linh hoạt và quyết liệt hơn để thấy sự gắn kết trong sợi dây liên hệ đó.

Làm rõ thêm một số vấn đề liên quan, ông Ngô Đông Hải, Ủy viên Dự khuyết BCH Trung ương, Phó trưởng Ban Kinh tế TƯ, khẳng định rằng, biến đổi khí hậu đã có những tác động mạnh mẽ, có lúc nằm ngoài kịch bản của ta.

Tuy nhiên, lên Tây Nguyên mới thấy có những hậu quả lại không phải do thiên nhiên mà do con người gây ra. Những dòng sông, cánh rừng đều được con người sử dụng cho mục đích khác, trong đó thủy điện là câu chuyện đã được nói đến rất nhiều. Nếu sông, hồ không được giữ sinh thủy thì sẽ nguy hại lắm.

Sau khi nghe các ý kiến phát biểu tại cuộc làm việc, ông Nguyễn Văn Bình nhấn mạnh, hai cơ quan tiếp tục có sự phối hợp chặt chẽ, nhất là cùng tham gia nghiên cứu những vấn đề liên quan đến chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân.

theo Nông Nghiệp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: trung ương

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 467


Hôm nayHôm nay : 48575

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 679161

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70906476