03:33 EST Thứ hai, 25/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Từ mô hình cho vay “có một không hai”

Thứ năm - 02/02/2017 20:04
Ngoài thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi của Trung ương, NHCSXH Đà Nẵng còn thực hiện thêm các chương trình tín dụng đặc biệt của thành phố

Tiếp sức cho hộ nghèo

Đà Nẵng được biết đến với thành phố có nhiều cách làm sáng tạo trong xây dựng các chính sách phục vụ người dân, trong đó chính sách cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác sử dụng nguồn vốn từ địa phương là một điểm sáng. Và chúng tôi đã được tìm hiểu một số mô hình cho vay “có một không hai” mà Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Chi nhánh TP. Đà Nẵng đang thực hiện, mang lại hiệu ứng tích cực đối với công tác an sinh xã hội.

NHCSXH huyện Hòa Vang giao dịch tại xã Hòa Sơn

Là đơn vị đang triển khai chương trình cho vay hộ nghèo đặc biệt, ông Đoàn Ngọc Cẩm – Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH huyện Hòa Vang cho biết, chương trình cho vay hộ nghèo đặc biệt được thực hiện trong 3 năm (từ năm 2014) và kết thúc vào tháng 9/2017. Đối tượng vay vốn là các hộ nghèo gặp khó khăn về đất sản xuất nhưng còn sức lao động. Điểm ưu đãi của chương trình cho vay “có một không hai” này là sau 3 năm khi đánh giá, những hộ thoát nghèo, trả hết nợ sẽ được thành phố tặng 4 triệu đồng, giống như một phần thưởng cho nỗ lực giảm nghèo. “Tuy nhiên phải đánh giá nghiêm túc thực trạng của những hộ thoát nghèo” – ông Cẩm nói.

Ông Cẩm cũng cho biết thêm, lúc đầu cũng gặp khó khăn khi triển khai chương trình, vì nhận thức chưa thoả đáng của người dân. Nhưng với sự vào cuộc của Ban giảm nghèo, các cấp chính quyền đoàn thể địa phương, nên người dân cũng đã vay vốn để sản xuất và về cơ bản là sử dụng vốn tốt.

 “Tỷ lệ hộ vay vốn làm ăn hiệu quả và có khả năng trả nợ là rất cao” – ông Cẩm khẳng định, vì có động lực là ngoài được thưởng 4 triệu đồng thì còn được vay vốn NHCSXH theo chương trình hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo.

Gia đình bà Phạm Thị Thu, thôn Phú Thượng, xã Hòa Sơn là một trong những hộ nghèo đặc biệt được hưởng chính sách vay vốn này. Bà Thu chia sẻ, bà có một con trai, hai con gái. Gia đình lại không có đất trồng trọt nên chỉ trông chờ vào thu nhập của chồng đi làm phu hồ cộng với cậu con trai đi làm thêm. Nhưng mới đây, cậu bị tai nạn lao động, tạm thời nghỉ việc nên hoàn cảnh rất khó khăn. “Chính vì vậy với số tiền 30 triệu đồng vay được của NHCSXH từ chương trình hộ nghèo đặc biệt, gia đình đã mua được bò, đến nay sinh sản được 3 bê con” – bà Thu chia sẻ và nhẩm tính, khi đến hạn trả nợ, gia đình bà có thể bán bê con đi là đủ và tiếp tục chăm sóc bò mẹ gây dựng đàn bê nữa để thoát nghèo.

Cũng ở thôn Phú Thượng, gia đình ông Lưu Văn Thành cùng được vay vốn chương trình hộ nghèo đặc biệt. Từng đi mổ do bệnh u phổi đã 3 năm nay nên sức khỏe của ông Thành rất yếu và món vay 30 triệu đồng của NHCSXH đã giúp ông mua bò sinh sản về nuôi, có công ăn việc làm. Đến nay, bò mẹ đã sinh được 2 con bê và dự tính mấy tháng nữa sẽ thêm con bê thứ ba. “Còn khoảng 9 tháng nữa đến kỳ trả nợ món vay, tôi sẽ bán 2 con bê là đủ trả cho ngân hàng” – ông Thành chia sẻ.

Có thể nói, đồng vốn của chương trình cho vay hộ nghèo đặc biệt đã tạo động lực cho nhiều hộ gia đình nỗ lực sản xuất, chăn nuôi vươn lên thoát nghèo. Tuy nhiên, “cuộc chiến xóa nghèo” với những gia đình này vẫn còn gian nan vất vả, đòi hỏi sự vào cuộc từ chính quyền đoàn thể các địa phương.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Duy Phương – Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Sơn cho hay, để những hộ nghèo đặc biệt này có thể thoát nghèo, chính quyền, các hội đoàn thể đang nỗ lực động viên, hướng dẫn trồng trọt, chăn nuôi. “Hàng tháng chúng tôi họp với các hội đoàn thể xem ai gặp khó khăn để đưa ra giải pháp tháo gỡ với quyết tâm đưa họ thoát nghèo” – ông Phương nói.

Hỗ trợ chuyển đổi nghề

Nếu như vấn đề di dời giải tỏa luôn khá nóng ở các địa phương khác, thì tại TP. Đà Nẵng đã được giải quyết êm ả, hợp tình hợp lý. Trong thành công đó có sự đóng góp từ chương trình cho vay hộ di dời giải tỏa do NHCSXH TP. Đà Nẵng đang triển khai cũng từ nguồn vốn ủy thác của địa phương. Từ năm 2008, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ bắt đầu thực hiện việc di dời giải tỏa để xây dựng khu đô thị và các công trình công cộng, đến năm 2011 các hộ dân đã bàn giao mặt bằng từ chính đất ở và đất nông nghiệp của mình cho thành phố.

Bà Phan Thị Nhuận, phường Hòa Xuân đã sử dụng đồng vốn dành cho hộ di dời giải tỏa một cách hiệu quả

“Với hơn 5.000 hộ dân phải di dời nên vấn đề an sinh xã hội được xem là cấp thiết, giúp người dân ổn định cuộc sống” – bà Hồ Thị Cẩm Nhung, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy phường Hòa Xuân nhớ lại.

Theo thống kê của phường Hòa Xuân thì đã có hàng trăm hộ được vay vốn để chuyển việc làm, ngoài ra họ được vay các chương trình tín dụng chính sách khác của NHCSXH như giải quyết việc làm, nước sạch vệ sinh…

Gia đình bà Lê Thị Hương, tổ 34, phường Hòa Xuân cho biết, trước đây căn nhà cũ của gia đình có diện tích 200 m2 cùng với đất vườn nên công việc chính của bà là trồng trọt, chăn nuôi và nấu rượu. Thu nhập cũng không cao nhưng cuộc sống tương đối ổn định.

Tuy nhiên, sau khi ngôi nhà cùng mảnh vườn của gia đình bị giải tỏa để nhường đất cho xây dựng khu đô thị thì bà Hương lo lắng. Nhưng cùng với chính sách đền bù thỏa đáng, bà đã xây được ngôi nhà khang trang, ngoài ra còn được NHCSXH cho vay 40 triệu đồng dành cho các hộ di dời giải tỏa để làm vốn kinh doanh. Thế là bà Hương đã mở cơ sở dịch vụ cho thuê đồ cưới hỏi.

“Hiện nay cơ sở đã thu hút khoảng 30 lao động là phụ nữ và thanh niên trong phường. Điều này càng cho thấy ý nghĩa của nguồn vốn vay từ NHCSXH” – bà Hương chia sẻ và kể thêm, hiện con trai bà đang học lớp nấu ăn và dự kiến sẽ mua ô tô chuyên chở dịch vụ đồ cưới để mở rộng kinh doanh.

Bên cạnh hộ bà Hương, gia đình bà Phan Thị Nhuận, ở tổ 63A, phường Hòa Xuân cũng đã sử dụng đồng vốn cho vay dành cho hộ di dời giải tỏa một cách hiệu quả. Hiện nay, bà Nhuận đang có 8 sào chuối và trồng xen thêm cây xả. Tính bình quân, thu nhập từ trồng chuối khoảng 10 triệu đồng mỗi tháng.

Theo bà Nhuận, năm 2011 sau khi di dời giải tỏa bà cũng chuyển sang buôn bán một thời gian nhưng cuộc sống vẫn khó khăn. Tuy nhiên, sau khi được NHCSXH cho vay 20 triệu đồng để trang bị máy bơm, mua phân bón, mua giống chuối về trồng đã giúp cuộc sống gia đình khấm khá hơn.

Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH Cẩm Lệ - ông Đặng Văn Sơn cho biết, đến nay có 919 hộ được vay theo chương trình di dời giải tỏa với dư nợ hơn 19 tỷ đồng (tổng số hộ vay vốn NHCSXH trên địa bàn phường là 1.476 hộ với dư nợ hơn 31 tỷ đồng), tạo việc làm cho hơn 1.000 lao động.

Mặc dù nguồn vốn từ chương trình này đã mang lại hiệu quả nhưng theo nguyện vọng của người dân, thì Nhà nước cần tăng thêm nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm để có thể mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, nâng cao đời sống.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 172

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 168


Hôm nayHôm nay : 41193

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1179297

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71406612