05:53 EST Thứ tư, 15/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Từ phong trào thi đua: “Chung sức xây dựng nông thôn mới”

Thứ hai - 11/06/2018 06:39
Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), Ninh Bình đã có nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả và được đánh giá là một trong những tỉnh dẫn đầu toàn quốc về xây dựng NTM. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, phóng viên Báo Ninh Bình đã có cuộc phỏng vấn ông Trần Văn Hà, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT, kiêm Chánh văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM tỉnh.
Hệ thống đường giao thông được bê tông hoá theo chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ở xã ân Hoà (Kim Sơn). Ảnh: Đức Lam

Hệ thống đường giao thông được bê tông hoá theo chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ở xã ân Hoà (Kim Sơn). Ảnh: Đức Lam

PV: Xin ông cho biết một số kết quả nổi bật trong xây dựng NTM của tỉnh thời gian qua?

Ông Trần Văn Hà: Sau 7 năm triển khai thực hiện (2011-2018) Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM, các cấp, ngành, địa phương quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với tình hình thực tế địa phương, được nhân dân đồng tình hưởng ứng. Xây dựng NTM đã thực sự trở thành phong trào thi đua rộng lớn, có sức lan tỏa và đã huy động được nhiều nguồn lực đầu tư. Đến hết năm 2017, tổng nguồn lực huy động cho chương trình đã đạt 32.528 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách là 7.694 tỷ đồng, chiếm 23,5% (gồm ngân sách trực tiếp và ngân sách lồng ghép); vốn tín dụng tham gia 15.422 tỷ đồng, chiếm 47,41%; vốn khu vực doanh nghiệp là 1.380 tỷ đồng, chiếm 4,24%; vốn huy động từ cộng đồng dân cư 8.077 tỷ đồng, chiếm 24,83% (trong đó đóng góp bằng tiền là 877,2 tỷ đồng). Năm 2017, toàn tỉnh đã có 80/119 xã đạt chuẩn NTM (bằng 67,2%); huyện Hoa Lư đạt chuẩn NTM và thành phố Tam Điệp hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Bình quân số tiêu chí các xã đạt được là 17 tiêu chí/xã (tăng 12 tiêu chí/xã so với năm 2010), không còn xã đạt dưới 10 tiêu chí. Bộ mặt nông thôn đã thay đổi một cách toàn diện, từng bước phát triển theo quy hoạch với 100% số xã đã hoàn thành quy hoạch chung, quy hoạch phát triển sản xuất, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, nâng cao.

PV: Quá trình xây dựng nông thôn mới, chúng ta đã gặp không ít khó khăn?

Ông Trần Văn Hà: Xây dựng NTM là một chương trình khung tổng hợp, rộng, bao quát tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh nên quá trình triển khai đã gặp không ít những khó khăn. Khi bắt tay vào xây dựng NTM, Ninh Bình được xếp vào địa phương có xuất phát điểm thấp, bình quân chỉ đạt 5 tiêu chí/xã, thậm chí có xã mới đạt 1-2 tiêu chí. Cơ sở hạ tầng gần như thiếu, yếu và xuống cấp. Trong khi đó nguồn lực có hạn, nhận thức của một số cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân còn chưa đúng, cho rằng xây dựng NTM là công việc của nhà nước nên việc huy động sức dân còn hạn chế...

 

Đường giao thông ở xã nông thôn mới Ninh Giang (Hoa Lư). Ảnh: Trường Giang
Đường giao thông ở xã nông thôn mới Ninh Giang (Hoa Lư). Ảnh: Trường Giang

 

PV: Vậy làm thế nào để khơi dậy sức dân?

Ông Trần Văn Hà: Thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia, Ninh Bình đã phát động nhiều phong trào thi đua để huy động cả hệ thống chính trị đến từng người dân tham gia. Tỉnh xác định đây là chương trình lớn cần phải được tiến hành một cách thận trọng, có lộ trình, bước đi thích hợp, mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng đời sống nông dân. Theo đó, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và phát huy vai trò của các cơ quan tham mưu nhằm tìm ra giải pháp khắc phục những hạn chế trong quá trình xây dựng NTM. Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên và nhân dân được coi trọng để từ đó trả lời được câu hỏi “tại sao phải làm và làm như thế nào?”. Trong tuyên truyền đã lấy lợi ích kinh tế để thuyết phục nhân dân, làm cho người dân hiểu được xây dựng nông thôn mới chính là lấy sức dân để phục vụ lợi ích nhân dân từ đó tự nguyện góp công, góp sức, góp trí để cùng chung sức xây dựng NTM.

Cùng với đó, tỉnh xác định các khâu đột phá và tập trung quyết liệt để thực hiện như: công tác dồn điền, đổi thửa, xây dựng nhà văn hóa các thôn, xóm, nhà văn hóa các xã và làm đường giao thông nông thôn. Thực hiện thành công 3 mũi nhọn này đã tạo khí thế phấn khởi cho dân, vừa nuôi dưỡng sức dân và lại được lòng dân. Từ đó vai trò chủ thể của người dân được khơi dậy và phát huy. Các cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên cũng nhận thức rõ hơn về chương trình xây dựng NTM. Các tầng lớp nhân dân đã tích cực tham gia hiến kế, hiến công, tự nguyện hiến đất để hoàn thành các tiêu chí. Đến hết năm 2017, toàn tỉnh đã cấp 184.409 tấn xi măng, làm được 11.847 tuyến đường giao thông với tổng chiều dài 1.403 km; kiên cố hóa 957 tuyến kênh mương với chiều dài là 41.045 km; xây mới, nâng cấp 552 trường học các cấp; 115 trạm y tế xã; 63 chợ nông thôn; 104 nhà văn hóa xã; 684 nhà văn hóa thôn; 119 bãi tập kết rác; 102 nghĩa trang... Đến nay, có 97 xã hoàn thành dồn điền, đổi thửa với trên 33.500 ha, bình quân 1,9 thửa/hộ, giảm 3 thửa/hộ, tạo điều kiện cơ giới hóa sản xuất, hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, thuận lợi cho nông dân canh tác, ứng dụng các tiến bộ KHKT, từ đó nâng cao thu nhập.

Bên cạnh đó phải kể đến việc Ninh Bình đã kịp thời ban hành nhiều chính sách hỗ trợ hiệu quả như: Hỗ trợ công tác quy hoạch; hỗ trợ xi măng làm đường giao thông nông thôn; hỗ trợ xây nhà văn hóa xã, nhà văn hóa thôn; hỗ trợ công tác dồn điền, đổi thửa, hỗ trợ máy móc, thiết bị; hỗ trợ phát triển các mô hình sản xuất có hiệu quả cao; hỗ trợ kinh phí hoạt động cho Ban chỉ đạo các cấp, Ban phát triển nông thôn. Ngoài ra còn ban hành các Nghị quyết về chính sách hỗ trợ đặc thù phù hợp với điều kiện của các địa phương như: quy định để lại 100% tiền đấu giá quyền sử dụng đất cho các xã đạt chuẩn NTM, giai đoạn 2013-2020; quy định một số chính sách đặc thù áp dụng cho huyện Yên Khánh và huyện Kim Sơn để tạo nguồn lực cho huyện Yên Khánh đạt chuẩn NTM năm 2018...

PV: Nhìn lại sau 7 năm thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM cũng cho thấy kết quả giữa các xã trong huyện, các thôn trong xã, giữa các vùng, miền là không đồng đều. Ông đánh giá như thế nào về vấn đề này?

Ông Trần Văn Hà: Sự phát triển không đồng đều của các địa phương trong xây dựng NTM có nguyên nhân khách quan là do địa hình của Ninh Bình vốn phân chia thành 3 vùng rõ rệt: vùng núi, vùng đồng bằng và vùng biển. Điều này cũng dẫn đến trình độ dân trí, kinh tế - xã hội giữa các vùng miền là không đồng đều. Kết quả xây dựng nông thôn mới giữa các xã, vùng, miền, các thôn trong xã không đồng đều cũng phản ánh thực tế cách làm của mỗi địa phương. Thực tế cho thấy, ở nơi nào có cán bộ năng động, sáng tạo, mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm thì ở đó có sự chuyển động tích cực, vượt qua được khó khăn nội tại của nền kinh tế để vươn lên, Yên Hòa là xã miền núi của huyện Yên Mô và Kim Đông là xã miền biển của huyện Kim Sơn là một điển hình. Mặc dù có rất nhiều khó khăn, nhưng với cách làm sáng tạo, họ cũng đã cán đích nông thôn mới rất sớm. Nói như vậy để thấy rằng, trong xây dựng nông thôn mới thì: nhận thức đúng mức, nguồn lực đa dạng, phối hợp nhịp nhàng, cách làm sáng tạo là những yếu tố quan trọng quyết định thành công.

PV: Để tiếp tục thực hiện thắng lợi Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh, thời gian tới cần triển khai thực hiện tốt một số nhiệm vụ chủ yếu nào, thưa ông?

Ông Trần Văn Hà: Trong năm 2018, tập trung phấn đấu hoàn thành mục tiêu: có thêm ít nhất 10 xã đạt chuẩn NTM và xây dựng huyện Yên Khánh đạt chuẩn NTM; phấn đấu đến năm 2020 có 105 xã/119 xã đạt chuẩn NTM. Để thực hiện thắng lợi mục tiêu trên, các địa phương cần tập trung rà soát, bổ sung, cập nhật quy hoạch để phù hợp với yêu cầu tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp - dịch vụ - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn; nâng cao chất lượng các tiêu chí ở các xã đã đạt chuẩn theo hướng xã nông thôn mới, tiến tới xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu; hỗ trợ giải quyết việc làm, tăng thu nhập bền vững cho người dân; xây dựng môi trường cảnh quan sáng- xanh - sạch - đẹp, đưa nông thôn Ninh Bình thực sự trở thành “miền quê đáng sống”.

PV: Xin cảm ơn ông!

Đinh Ngọc/baoninhbinh.org

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: xây dựng

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 211

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 208


Hôm nayHôm nay : 95964

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 806078

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73853049