Gia đình nghèo, đông con, nồi cơm chỉ một phần cơm, bốn phần sắn nên khi gia đình quyết định vào Tây Nguyên lập nghiệp, anh hồ hởi ủng hộ dù chẳng biết điều gì chờ phía trước…
Năm 1998, Toan từ giã gia đình đến đồi Đinh Beng, làng Bron Guay. Chỉ với chiếc cuốc và cây rựa, năm đầu tiên anh đã khai hoang được 3ha đất… Thực hiện "chiến lược" lấy ngắn nuôi dài, anh trồng 1,5ha mì, bắp để lấy cái ăn trước mắt rồi bắt tay trồng 1,5ha cà phê.
Anh Nguyễn Thuận Toan đang chăm sóc hồ tiêu. |
Không biết kỹ thuật, vụ cà phê đầu anh lỗ cả tiền công. Không nản chí, Toan liên tục vượt đường rừng dài 20 cây số, trơn nhẫy ra thị trấn Đăk Đoa mua sách kỹ thuật nông nghiệp về để tự mày mò, học hỏi. Hễ nghe đâu có người làm ăn giỏi là anh khăn gói tìm đến… Sau hơn 2 năm vừa làm vừa "tầm sư học nghề", Toan đã đưa vốn liếng đất đai của mình lên 7ha. Có kiến thức kỹ thuật nên mới 24 tuổi, Toan đã nổi danh là người làm ăn giỏi.
Năm 2000, Toan lập gia đình. Được sự hậu thuẫn của vợ, anh quyết định đăng ký thành lập trang trại. Sau khi tính toán kỹ lưỡng mô hình sản xuất, anh mạnh dạn thế chấp quyền sử dụng đất cho ngân hàng để vay tiền đầu tư xây dựng sân bãi, mua máy xay cà phê, mua máy cày để phục vụ sản xuất. Từ chỗ chỉ độc canh cây cà phê, Toan mở hướng sang trồng hồ tiêu, nuôi heo rừng, kỳ đà...
Nắm vững kỹ thuật đến đâu thực hiện chuyển đổi mô hình đến đó, nên cây trồng, vật nuôi của anh đều mang lại hiệu quả kinh tế cao... Năm 2010, sau khi trừ chi phí, anh lãi gần 400 triệu đồng. Năm 2011, với việc đưa thêm diện tích hồ tiêu vào kinh doanh, thu nhập của gia đình anh đạt khoảng 800 triệu đồng… "Năm 2012, với toàn bộ diện tích hồ tiêu đã cho thu hoạch, giá hồ tiêu lại tăng, thu nhập của tôi có thể hơn 1 tỷ đồng" - anh Toan cho biết.
Không chỉ biết làm giàu riêng cho bản thân, Nguyễn Thuận Toan luôn sẵn sàng giúp đỡ vốn, kỹ thuật cho nhiều gia đình khó khăn để phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống. Anh cũng là một trong những hội viên tích cực, năng nổ nhất của Hội ND xã Ia Pết.
Theo Danviet
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn