12:09 EDT Thứ năm, 18/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tủa Chùa, đi lên từ nội lực

Thứ hai - 16/01/2017 03:18
Tủa Chùa là huyện vùng cao đặc biệt khó khăn của tỉnh Điện Biên, có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Phát huy tinh thần đại đoàn kết dân tộc, tận dụng những thuận lợi của địa phương, kinh tế - xã hội của huyện ngày càng phát triển. Phóng viên Báo Kinh tế nông thôn có cuộc trao đổi với ông Lê Thanh Bình, Chủ tịch UBND huyện, xung quanh vấn đề này.

Ông Lê Thanh Bình, Chủ tịch UBND huyện

Xin ông cho biết đôi nét về tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Tủa Chùa trong năm  qua?

Năm 2016, tình hình kinh tế - xã hội (KT-XH) của huyện gặp không ít khó khăn do địa hình miền núi, giao thông đi lại khó khăn dẫn đến việc lưu thông hàng hóa, phát triển dịch vụ còn hạn chế. Chưa kể, thời tiết diễn biến bất thường, rét đậm, rét hại, mưa đá, tố lốc… ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sản xuất của nhân dân. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Ban chấp hành Đảng bộ huyện, sự chỉ đạo điều hành linh hoạt của UBND huyện, sự nỗ lực cố gắng của các cấp, ngành, lực lượng vũ trang và nhân dân, Tủa Chùa đã hoàn thành thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Cụ thể, huyện đã ưu tiên tập trung cho lĩnh vực chủ đạo là sản xuất nông, lâm nghiệp bằng cách đẩy mạnh áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Nhân dân đã tích cực đầu tư sản xuất nông nghiệp, phát triển chăn nuôi và sản xuất hàng hoá. Tổng diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt đạt 9.134ha, sản lượng 21.481,14 tấn, tăng 570,14 tấn so với năm 2015; tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản ước đạt 283.164,64 triệu đồng (theo giá gốc so sánh năm 2010); bình quân lương thực 408,86kg/người/năm. Chăn nuôi phát triển ổn định, không để xảy ra dịch bệnh lớn; tổng đàn gia súc, gia cầm 273.255 con. Thực hiện tốt công tác trồng, chăm sóc, bảo vệ, khoanh nuôi, tái sinh rừng và trồng cây phân tán, tỷ lệ che phủ rừng đạt 35,6%, tăng 0,2% so với năm 2015.

Thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất theo Nghị quyết 30a, huyện đã chi trả 1,143 tỷ đồng kinh phí hỗ trợ khai hoang, phục hóa, tạo ruộng bậc thang năm 2015 tại 11 xã cho 878 hộ, với tổng diện tích 87,7ha (34,5ha phục hóa, 53,2ha tạo ruộng bậc thang); hỗ trợ 62 hộ mua giống trâu, bò cái sinh sản; hỗ trợ 484 con lợn, 774 con dê giống địa phương, 23.878 con giống gia cầm các loại cho 1.073 hộ; hỗ trợ 12.241 cây ăn quả các loại cho 194 hộ dân tại Tủa Thàng và Sính Phình; hỗ trợ 114 triệu đồng cho 57 hộ làm chuồng trại; hỗ trợ 101,3 triệu đồng trồng 25,32ha cỏ; tiến hành nghiệm thu 180ha để thực hiện chính sách hỗ trợ khai hoang phục hóa, tạo ruộng bậc thang cho nhân dân. Triển khai Chương trình 135, huyện thực hiện 8 mô hình phát triển sản xuất cho 378 hộ dân tại các xã Mường Báng, Trung Thu, Sín Chải, Lao Xả Phình; hỗ trợ 122 bộ máy móc, công cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp, thiết bị chế biến nông sản cho 50 hộ và 72 nhóm hộ. 

Chương trình xây dựng nông thôn mới, kết quả đạt được ra sao, thưa ông?

Trên cơ sở đề án đã được phê duyệt và nguồn vốn được giao 2016, UBND huyện đã tập trung thi công, hoàn thiện các công trình hạ tầng nông thôn đã được phê duyệt đầu tư; chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách về xây dựng nông thôn mới, huy động nhân dân, các tổ chức đóng góp công sức, hiến đất xây dựng cơ sở hạ tầng; lựa chọn triển khai một số tiêu chí không cần nguồn vốn đầu tư của Nhà nước. Tập trung nguồn lực cho xã điểm Mường Báng. Đến nay, Mường Báng cơ bản hoàn thành 8/19 tiêu chí; các xã Mường Đun, Trung Thu, Tả Sìn Thàng cơ bản hoàn thành 6/19 tiêu chí; các xã còn lại cơ bản đạt 3 - 4 tiêu chí.

Trong năm 2017, huyện sẽ tập trung vào những hoạt động gì để tiếp tục đưa kinh tế - xã hội phát triển bền vững, thưa ông?

Phát huy những thành quả đã đạt được,  thời gian tới, huyện sẽ tập trung đẩy mạnh thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội; chú trọng chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và Chương trình xây dựng nông thôn mới. Đồng thời tạo chuyển biến mạnh mẽ trong hoạt động chỉ đạo, điều hành; thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực đầu tư, duy trì tăng trưởng kinh tế gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, thực hiện xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững; giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái.

Xin cảm ơn ông!

Trên địa bàn huyện Tủa Chùa hiện có 7 doanh nghiệp Nhà nước, 18 doanh nghiệp tư nhân, 3 hợp tác xã với tổng số vốn đăng ký kinh doanh 5,2 tỷ đồng, 700 hộ kinh doanh cá thể với tổng số vốn đăng ký kinh doanh 27,108 tỷ đồng.

Theo: Bảo Loan/kinhtenongthon.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 156

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 153


Hôm nayHôm nay : 57031

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 810572

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64796516