Những năm qua, nhiều hộ đân ở huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) có đời sống khấm khá, nhờ mô hình liên kết trồng rừng với với các doanh nghiệp, được hỗ trợ giống, bao tiêu đầu ra ổn định.
Chị Đinh Thị Huế, Đội lâm nghiệp Đông Hữu (Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Sơn Dương,Tuyên Quang) cho biết, năm 2006, Công ty đã giao đất cho từng hộ để chăm sóc bảo vệ. Sau hơn 10 năm, gia đình chị hiện nhận hơn 10 ha. Theo chị Huế, nhờ nguồn thu từ rừng, cuộc sống gia định cũng ổn định, đã sắm được xe ô tô.
Tương tự, gia đình ông Âu Văn Sen, thôn Đá Trơn, xã Đông Thọ (huyện Sơn Dương) cũng liên kết với công ty trồng rừng hơn chục năm nay. Năm ngoái, gia đình ông Sen cho hoạch gỗ được 120 m3/ha gỗ từ rừng trồng, thu về số tiền là 130 triệu đồng.
Những khu vực rừng trồng đươc chăm sóc, bảo vệ theo tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững FSC Theo nhiều hộ dân tham gia trồng rừng liên kết ở huyện Sơn Dương, trước đây, người dân tự bỏ vốn ra trồng rừng, với ý nghĩ trước mắt để phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, chứ quan tâm đến việc đến khi lấy gỗ sẽ bán cho ai. Tuy nhiên, sau đó, công ty Woodsland vào liên kết, hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn, tính trung bình người dân cho thu 70 triệu đồng/ha.
Thực tế, tại mô hình liên kết này, công ty đầu tư giống, phân bón, thực hiện hiện thiết kế và quản lý chung, còn người dân bỏ công sức chăm sóc, bảo vệ, khai thác. Khi đến chu kỳ khai thác, sẽ thực hiện chia sản phẩm giữa người dân và công ty theo tỷ lệ đầu tư.
Bà Vi Thị Hồng, Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Sơn Dương cho biết, hiện ở Tuyên Quang có 2 nhà máy chế biến gỗ là Nhà máy của Công ty cổ phần Woodsland mua gỗ có đường kính 13 cm trở lên và Nhà máy Bột giấy và Giấy An Hòa mua cành ngọn, khối lượng thu mua rất lớn. Sản phẩm trồng từ rừng của Cty Lâm nghiệp Sơn Dương, đều bán được và có giá trị đảm bảo.
Trong khi đó, theo đại diện Công ty cổ phần Woodsland, hiện 100% sản phẩm đồ gỗ của công ty là xuất khẩu. Các thị trường yêu cầu gỗ phải trồng từ rùng có chứng chỉ bền vững, theo mô hình Công ty liên kết với các hộ gia đình, địa phương, công ty lâm nghiệp. Trong đó, công ty sẽ hỗ trợ tài chính cho các hộ, để quản lý theo tiêu chuẩn của FSC quốc tế, và bao tiêu toàn bộ đầu ra cho các bà con và công ty lâm nghiệp.
Gỗ rừng trồng được doanh nghiệp bao tiêu, chế biến để xuất khẩu, giúp người dân thoát nghèo, tăng thu nhập Ông Triệu Đăng Khoa, Phó Chi cục trưởng Kiểm lâm Tuyên Quang cho biết, thực hiện đề án nâng cao năng suất chất lượng hiệu quả rừng trồng của tỉnh, giai đoạn 2016-2021, tỉnh đã có chính sách hỗ trợ cây giống chất lượng cao, cho trồng rừng sản xuất.
Tuyên Quang đầu tư cho Đại học Tân Trào xây dựng trung tâm nuôi cây mô, với công suất 1,5 triệu cây/ha/năm. Đối với diện tích rừng của công ty của tỉnh liên kết với các hộ, tỉnh cũng hỗ trợ về tiền thuế sử dụng đất theo nghị đinh 210. Với các hộ gia đình chưa liên kết cũng được hỗ trợ theo chính sách chính quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng.
Các hình thức liên kết ngoài việc bảo vệ rừng, còn giúp nâng cao chất lượng rừng nhờ trồng đúng theo quy trình kỹ thuật, từ chọn giống cây, đến thiết kế chăm sóc, bảo vệ và khai thác.
Theo Quỳnh Hương/tienphong.vn