22:08 EST Thứ sáu, 10/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tuyên Quang: Vay vốn ưu đãi trồng chè sạch, thu nhập tăng gấp 3

Thứ ba - 26/11/2019 17:41
Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH), hàng nghìn hộ dân trên địa bàn huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, đã có vốn để mở rộng sản xuất, kinh doanh, tạo thêm được việc làm mới, từng bước cải thiện đời sống theo hướng bền vững.

Liên kết trồng chè sạch

Anh Nguyễn Mạnh Thắng là người đầu tiên ở thôn Trung Long, xã Trung Yên, huyện Sơn Dương xây dựng thành công mô hình trồng chè theo quy trình VietGAP. Hiện anh Thắng là Giám đốc HTX chè Ngân Sơn Trung Long. Anh Thắng cho biết: Người dân thôn Trung Long có truyền thống trồng chè nhiều đời. Tuy nhiên, trước đây, hầu hết người dân ở Trung Long trồng chè theo kiểu tự phát, mạnh ai nấy làm, chẳng theo một quy trình hay tiêu chuẩn nào nên chất lượng chè không ổn định.

Năm 2013, anh Thắng thành lập tổ hợp tác với số thành viên ban đầu là 8 người và có khoảng 40 gia đình trồng chè liên kết cùng nhau sản xuất, chế biến chè theo tiêu chuẩn VietGAP.  Để phát triển sản xuất, anh Thắng và các hội viên mạnh dạn vay vốn ưu đãi chương trình hộ nghèo và chương trình giải quyết việc làm của Ngân hàng CSXH huyện Sơn Dương.

 tuyen quang: vay von uu dai trong che sach, thu nhap tang gap 3 hinh anh 1

  Anh Nguyễn Mạnh Thắng - Giám đốc HTX chè Ngân Sơn Trung Long trao đổi kinh nghiệm trồng chè VietGAP với các thành viên trong HTX . (ảnh: Thu Hà)

“Sau một thời gian tìm hiểu, nghiên cứu và áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong việc trồng, chăm sóc và chế biến chè, sản phẩm chè xanh của HTX có giá ban đầu 70.000 - 80.000 đồng/kg, nay tăng lên  200.000 – 250.000 đồng/kg. Từ trồng chè nhiều hội viên trong HTX đã có thu nhập khấm khá”- anh Thắng phấn khởi nói.

Anh Đoàn Văn Thạnh - Tổ trưởng Tổ Tiết kiệm và Vay vốn (TKVV) của thôn Trung Long, cho biết: Hiện  tổ có 23 hội viên, trong đó có 19 hội viên còn dư nợ trên 650 triệu đồng. Các hộ gia đình trong tổ vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng CSXH để đầu tư trồng chè, trồng rừng, chăn nuôi trâu, bò... Nhìn chung, các gia đình đều sử dụng nguồn vốn đúng mục đích và đạt hiệu quả kinh tế cao, nhiều hộ đã thoát nghèo.

Theo anh Thạnh, hội viên vay vốn Ngân hàng CSXH để  phát triển sản xuất kinh doanh được hưởng nhiều ưu đãi: Lãi suất thấp, thời gian trả nợ dài và có nhiều chương trình vay ủy thác từ nguồn vốn của các tổ chức. Cùng với cho vay vốn ưu đãi, các thành viên vay vốn trong tổ còn được hướng dẫn sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả. Nhiều hội viên đã trả hết nợ vay từ Ngân hàng CSXH nhưng vẫn muốn tham gia sinh hoạt tại tổ.

Ủy thác vốn vay hiệu quả

Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Sơn Dương Đỗ Văn Hùng cho biết, tính từ năm 2014 đến 30/6/2019, đã có 26.428 hộ là hộ nghèo và đối tượng chính sách khác được vay vốn từ ngân hàng, trong đó có nhiều hộ đầu tư sản xuất kinh doanh như anh Thắng và các hộ trồng chè ở xã Trung Yên. 

Từ ngày 1.3.2019, Ngân hàng CSXH nâng mức cho vay tối đa đối với hộ nghèo từ 50 triệu đồng/hộ lên 100 triệu đồng/hộ vay không phải bảo đảm tiền vay. Sau khi hồ sơ vay vốn của các hộ gia đình hoàn thiện đúng theo các quy định của pháp luật, Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện sẽ tiến hành xuống trực tiếp các hộ để thẩm định và phê duyệt vay vốn cho người dân.

Theo ông Hùng,  Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Sơn Dương đang thực hiện 2 phương thức cho vay, đó là cho vay trực tiếp và cho vay ủy thác thông qua các tổ chức chính trị xã hội. Trong đó, phương thức cho vay thông qua các tổ chức chính trị xã hội, chiếm tỷ lệ rất lớn.

Cụ thể: Hiện nay, trên địa bàn huyện Sơn Dương có 526 tổ TKVV đang hoạt động với tổng dư nợ ủy thác trên 549 tỷ đồng (trên 17.280 hộ vay), chiếm tỷ trọng 99,6% tổng dư nợ, tăng trên 40 tỷ đồng so với đầu năm 2019. Trong đó, dư nợ ủy thác qua Hội Nông dân là 137 tỷ đồng, dư nợ ủy thác qua Hội Liên hiệp Phụ nữ 153 tỷ đồng, dư nợ ủy thác qua Hội Cựu chiến binh 134 tỷ đồng, dư nợ ủy thác qua Đoàn Thanh niên 102 tỷ đồng.

Thông qua công tác ủy thác, cơ chế cho vay của Ngân hàng CSXH được các tổ chức chính trị xã hội tuyên truyền, phổ biến và triển khai đến hội viên kịp thời và liên tục. Quy trình cho vay được thực hiện nghiêm túc, dân chủ, minh bạch. Công tác kiểm tra, giám sát sử dụng nguồn vốn được các tổ chức hội kiểm tra thường xuyên. Bên cạnh đó, cán bộ ngân hàng theo dõi địa bàn xã tăng cường công tác kiểm tra trong, trước và sau cho vay, đảm bảo đối tượng thụ hưởng  sử dụng đúng mục đích, hiệu quả. 

  Theo Thu Hà/danviet.vn
Xem bài viết gốc tại đây

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 272

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 270


Hôm nayHôm nay : 53124

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 398686

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73445657