Tiếp nối những hoạt động hợp tác giữa Hiệp hội Mắc ca Việt Nam và Hiệp hội Mắc ca Úc trong thời gian qua, theo thỏa thuận hợp tác lần này, hai bên sẽ tiếp tục trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ kết nối các cá nhân, doanh nghiệp Việt Nam có nhu cầu tìm hiểu và hợp tác với các cá nhân và doanh nghiệp Úc, đặc biệt trong lĩnh vực tiêu thụ, phối hợp tổ chức các hoạt động đánh giá, nghiên cứu và dự báo thị trường...
Định kỳ mỗi năm, trong điều kiện tài chính cho phép, hai bên sẽ tổ chức họp sơ kết những công việc đã phối hợp thực hiện trong năm vừa qua và xây dựng kế hoạch phối hợp làm việc trong năm tiếp theo.
Ông Nguyễn Lân Hùng – Phó Chủ tịch Hiệp hội Mắc ca Việt Nam và ông Jolyon Burnett – Tổng Giám đốc Hiệp hội Mắc ca Úc trao đổi biên bản thỏa thuận với sự chứng kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, lãnh đạo cấp cao Chính phủ Úc và đại diện các ban ngành hai nước. Ảnh: NQH
Theo ông Nguyễn Đức Hưởng – Chủ tịch HĐQT LienVietPostBank, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Mắc ca Việt Nam, cá nhân ông Hưởng và Hiệp hội đang đóng vai trò cầu nối, “bà đỡ” cho mắc ca phát triển, góp phần giúp dân Tây Nguyên, Tây Bắc thoát nghèo, tiến tới làm giàu. Trong thời gian qua, không chỉ thí điểm trồng mắc ca thành công ở Tây Nguyên, qua nghiên cứu, Tây Bắc cũng là miền đất hứa vẫy gọi mắc ca hiệu quả, phục vụ an sinh xã hội cho bà con Tây Bắc, do đó nếu sản xuất mắc ca quy mô lớn sẽ giúp hàng chục nghìn lao động là người dân tộc có việc làm, ổn định đời sống vì sẽ có thu nhập cao hơn nhiều so với hàng chục năm trước đây.
Để có thể phát triển nền công nghiệp mắc ca Việt Nam với các sản phẩm chế biến chuyên sâu, không chỉ phục vụ thị trường trong nước mà còn có thể xuất khẩu sang các thị trường yêu cầu cao về chất lượng, rất cần có sự tập trung nghiên cứu sâu hơn để áp dụng công nghệ hiệu quả, xây dựng các tiêu chuẩn về kỹ thuật vườn ươm, trồng trọt, bảo quản, chế biến, chất lượng sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.
Theo: Đình Thắng/danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn