Sản xuất NN ở nước ta hiện nay vẫn còn manh mún, quy mô sản xuất nhỏ, phương thức sản xuất lạc hậu, kỹ thuật áp dụng không đồng bộ dẫn đến năng suất thấp, chất lượng sản phẩm không ổn định. Không những vậy, công tác bảo quản, chế biến nông sản vẫn còn sơ sài, mang tính tự phát, phân tán trong dân, công nghệ lạc hậu, chất lượng hàng hóa thấp. Đặc biệt, khâu chế biến nông sản còn khá đơn giản, sản phẩm đưa ra thị trường dưới dạng thô, giá trị kinh tế thấp. Một số loại nông sản mang lại giá trị cao như hồ tiêu, hạt điều, cao su, nhưng lại thiếu các cơ sở chế biến công nghiệp để tăng chất lượng hàng hóa. Chỉ một số ít sản phẩm được chế biến đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. Do đó giá trị kinh tế từ NN mang lại cho nông dân, doanh nghiệp (DN) và Nhà nước chưa tương xứng với tiềm năng, nên nhu cầu phát triển NN theo hướng tăng cường ứng dụng, chuyển giao KHCN vào sản xuất và xây dựng các mô hình NN công nghệ cao gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ càng trở nên cấp bách.
Những hạn chế trên, theo lý giải của các chuyên gia, một phần là do các DN gặp khó khăn trong việc đầu tư nghiên cứu, tiếp cận, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Cụ thể, để đầu tư nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, đòi hỏi đầu tư một lượng vốn rất lớn, trong khi đó, các DN trong lĩnh vực NN phần lớn có quy mô nhỏ, khó tiếp cận được nguồn vốn lớn, dài hạn, lãi suất thấp. Do công nghệ lạc hậu, khó cạnh tranh, chi phí sản xuất cao dẫn đến lợi nhuận thấp, không có kinh phí để mở rộng và nghiên cứu những công nghệ mới hơn. Một số ý kiến cho rằng, DN còn đầu tư ít vào ngành NN có nguyên nhân là do chính sách đầu tư vào lĩnh vực này chưa có lợi cho chính họ. Trên thực tế, vẫn có tình trạng giống, phân bón, thiết bị có chất lượng kém dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh và không minh bạch cho các DN làm ăn chân chính. Mặc khác, việc tiếp cận các chính sách ưu đãi của Nhà nước cũng gặp rất nhiều khó khăn, nhất là các chính sách về tín dụng, thuế đất, thời gian thuê đất.
Để thực hiện tái cơ cấu NN theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới, đòi hỏi ngành Nông nghiệp phải có những giải pháp đồng bộ, trong đó, tập trung đẩy mạnh ứng dụng khoa học - kỹ thuật và tổ chức lại sản xuất, ứng dụng sâu rộng KHCN, nhất là công nghệ sinh học, thông tin vào sản xuất, quản lý NN. Nhằm đẩy nhanh công nghiệp hóa nông nghiệp, hiện đại hóa nông thôn.
Nền kinh tế đang hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới, đồng nghĩa với quá trình chuyển giao KHCN của thế giới vào Việt Nam và sản phẩm chất lượng cao sẽ cạnh tranh quyết liệt ngay trên sân nhà. Chính vì vậy, các DN Việt Nam hiện nay không có con đường nào khác là phải ứng dụng KHCN vào sản xuất, kinh doanh, quản lý, nghiên cứu tạo ra những sản phẩm tốt cho riêng mình hoặc hợp tác tạo ra những sản phẩm chung mới có thể tồn tại và phát triển. Để làm được điều này, nhiều DN kiến nghị Nhà nước nên gom các văn bản, chính sách về hỗ trợ nghiên cứu, ứng dụng KHCN trong nông nghiệp thành một chính sách đủ mạnh và dễ thực hiện.
Các cơ quan nghiên cứu khoa học cần hợp tác để chuyển giao những tiến bộ khoa học cho doanh nghiệp; đồng thời, sẽ có cơ chế bảo đảm quyền lợi cho DN khi đầu tư vào NN gặp rủi ro về vấn đề bản quyền nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao KHCN trong nông nghiệp.
Đặc biệt, để tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn nghiên cứu, nhiều DN, đơn vị nghiên cứu đề nghị Bộ NN&PTNT trình Chính phủ thành lập một quỹ đầu tư nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao KHCN để các DN được vay vốn. Đáng chú ý, theo gợi ý của một số chuyên gia, Chính phủ cần chỉ đạo các bộ, ngành liên quan xây dựng chính sách trích một phần nhỏ giá trị các nông sản xuất khẩu để tái đầu tư cho KHCN. Chẳng hạn, trích 1USD/tấn gạo xuất khẩu cho công tác nghiên cứu về lúa gạo. Đây cũng là cách làm đang được nhiều nước áp dụng hiệu quả.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát khẳng định, trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp, mắt xích quan trọng là DN và DN sẽ đóng vai trò nghiên cứu, chuyển giao KHCN và dẫn dắt nông dân sản xuất. Do đó, các đơn vị trực thuộc Bộ trong thời gian tới cần tạo điều kiện hỗ trợ DN tham gia mạnh mẽ hơn nữa vào nghiên cứu KHCN. Đồng thời, giao Vụ KHCN&MT thành lập một bộ phận chuyên trách về hỗ trợ DN để tiếp nhận các kiến nghị, vướng mắc của DN và hướng dẫn cách giải quyết, tránh tình trạng rơi vào "im lặng đáng sợ" như hiện nay. Bộ trưởng nhấn mạnh, việc xây dựng chính sách phải bắt đầu từ thực tiễn, tuyệt đối không làm luật theo kiểu "ngồi bàn giấy".
Những hạn chế trên, theo lý giải của các chuyên gia, một phần là do các DN gặp khó khăn trong việc đầu tư nghiên cứu, tiếp cận, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Cụ thể, để đầu tư nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, đòi hỏi đầu tư một lượng vốn rất lớn, trong khi đó, các DN trong lĩnh vực NN phần lớn có quy mô nhỏ, khó tiếp cận được nguồn vốn lớn, dài hạn, lãi suất thấp. Do công nghệ lạc hậu, khó cạnh tranh, chi phí sản xuất cao dẫn đến lợi nhuận thấp, không có kinh phí để mở rộng và nghiên cứu những công nghệ mới hơn. Một số ý kiến cho rằng, DN còn đầu tư ít vào ngành NN có nguyên nhân là do chính sách đầu tư vào lĩnh vực này chưa có lợi cho chính họ. Trên thực tế, vẫn có tình trạng giống, phân bón, thiết bị có chất lượng kém dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh và không minh bạch cho các DN làm ăn chân chính. Mặc khác, việc tiếp cận các chính sách ưu đãi của Nhà nước cũng gặp rất nhiều khó khăn, nhất là các chính sách về tín dụng, thuế đất, thời gian thuê đất.
Để thực hiện tái cơ cấu NN theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới, đòi hỏi ngành Nông nghiệp phải có những giải pháp đồng bộ, trong đó, tập trung đẩy mạnh ứng dụng khoa học - kỹ thuật và tổ chức lại sản xuất, ứng dụng sâu rộng KHCN, nhất là công nghệ sinh học, thông tin vào sản xuất, quản lý NN. Nhằm đẩy nhanh công nghiệp hóa nông nghiệp, hiện đại hóa nông thôn.
Nền kinh tế đang hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới, đồng nghĩa với quá trình chuyển giao KHCN của thế giới vào Việt Nam và sản phẩm chất lượng cao sẽ cạnh tranh quyết liệt ngay trên sân nhà. Chính vì vậy, các DN Việt Nam hiện nay không có con đường nào khác là phải ứng dụng KHCN vào sản xuất, kinh doanh, quản lý, nghiên cứu tạo ra những sản phẩm tốt cho riêng mình hoặc hợp tác tạo ra những sản phẩm chung mới có thể tồn tại và phát triển. Để làm được điều này, nhiều DN kiến nghị Nhà nước nên gom các văn bản, chính sách về hỗ trợ nghiên cứu, ứng dụng KHCN trong nông nghiệp thành một chính sách đủ mạnh và dễ thực hiện.
Các cơ quan nghiên cứu khoa học cần hợp tác để chuyển giao những tiến bộ khoa học cho doanh nghiệp; đồng thời, sẽ có cơ chế bảo đảm quyền lợi cho DN khi đầu tư vào NN gặp rủi ro về vấn đề bản quyền nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao KHCN trong nông nghiệp.
Đặc biệt, để tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn nghiên cứu, nhiều DN, đơn vị nghiên cứu đề nghị Bộ NN&PTNT trình Chính phủ thành lập một quỹ đầu tư nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao KHCN để các DN được vay vốn. Đáng chú ý, theo gợi ý của một số chuyên gia, Chính phủ cần chỉ đạo các bộ, ngành liên quan xây dựng chính sách trích một phần nhỏ giá trị các nông sản xuất khẩu để tái đầu tư cho KHCN. Chẳng hạn, trích 1USD/tấn gạo xuất khẩu cho công tác nghiên cứu về lúa gạo. Đây cũng là cách làm đang được nhiều nước áp dụng hiệu quả.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát khẳng định, trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp, mắt xích quan trọng là DN và DN sẽ đóng vai trò nghiên cứu, chuyển giao KHCN và dẫn dắt nông dân sản xuất. Do đó, các đơn vị trực thuộc Bộ trong thời gian tới cần tạo điều kiện hỗ trợ DN tham gia mạnh mẽ hơn nữa vào nghiên cứu KHCN. Đồng thời, giao Vụ KHCN&MT thành lập một bộ phận chuyên trách về hỗ trợ DN để tiếp nhận các kiến nghị, vướng mắc của DN và hướng dẫn cách giải quyết, tránh tình trạng rơi vào "im lặng đáng sợ" như hiện nay. Bộ trưởng nhấn mạnh, việc xây dựng chính sách phải bắt đầu từ thực tiễn, tuyệt đối không làm luật theo kiểu "ngồi bàn giấy".