19:54 EST Thứ tư, 25/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Ứng dụng công nghệ cao phát triển nông nghiệp bền vững

Chủ nhật - 22/04/2018 21:32
Trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 6 (GMS 6) đã diễn ra phiên thảo luận chuyên đề “Ứng dụng công nghệ cao thúc đẩy phát triển nông nghiệp khu vực GMS”. Bên lề Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh GMS, phóng viên (PV) Báo Biên phòng đã có cuộc trao đổi với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường về những lợi thế, thách thức và giải pháp ứng dụng công nghệ cao, công nghệ 4.0 vào chuỗi sản xuất, phát triển ngành nông nghiệp ở các nước GMS bền vững.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường tại Diễn đàn “Ứng dụng công nghệ cao thúc đẩy phát triển nông nghiệp khu vực GMS”. Ảnh: V.H

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường tại Diễn đàn “Ứng dụng công nghệ cao thúc đẩy phát triển nông nghiệp khu vực GMS”. Ảnh: V.H

PV: Đề nghị Bộ trưởng cho biết, vai trò của ngành Nông nghiệp trong khu vực GMS đối với sự phát triển thịnh vượng, bền vững trong tương lai?

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Khu vực GMS có diện tích 2,6 triệu km vuông, dân số 333,8 triệu người, đang nổi lên thành trung tâm tăng trưởng mới của thế giới. Trong đó, nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế, phát triển bền vững và tỷ lệ đóng góp vào GDP của các nước GMS khá cao, tạo cho sinh kế của người dân, đặc biệt là nhóm dân cư thu nhập thấp ở nông thôn, miền núi.

Bên cạnh đó, nông nghiệp của các nước GMS có năng lực xuất khẩu tốt, tính cạnh tranh cao nhờ lợi thế về địa hình, nằm ở cửa ngõ giao thương của thế giới, nơi trung chuyển hàng hóa của khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đóng góp đáng kể vào tổng kim ngạch thương mại toàn cầu ở các nước GMS.

PV: Với vai trò, lợi thế như vậy, các nước GMS xác định hướng đi cho nông nghiệp thời gian tới như thế nào, thưa Bộ trưởng?

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Có thể khẳng định, nông nghiệp vẫn tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong đảm bảo an ninh lương thực, thúc đẩy xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế khác của GMS. Đồng thời, dư địa thị trường, cơ hội cho đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp vô cùng rộng lớn để chiếm lĩnh thị trường thực phẩm toàn cầu với quy mô 15.000 tỷ USD/năm.

Do đó, việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp là một xu thế tất yếu của cả vùng nói chung, Việt Nam nói riêng để xây dựng ngành nông nghiệp phát triển, với những sản phẩm chất lượng cao, có giá trị kinh tế lớn, thúc đẩy phát triển kinh tế của mỗi nước.

PV: Tuy lợi thế của lĩnh vực nông nghiệp đang vô cùng lớn, nhưng không thể tránh khỏi thách thức. Bộ trưởng cho biết về những trở ngại các nước cần vượt qua?

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Hàng loạt thách thức cần xử lý để tận dụng tốt nhất lợi thế về nông nghiệp của các nước GMS. Hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, không chỉ giới hạn trong tự do hóa thương mại hàng hóa, mà còn mở rộng ra các lĩnh vực dịch vụ, đầu tư, chủ nghĩa bảo hộ ở một số quốc gia tạo sức ép cạnh tranh và áp lực tới sản xuất nông nghiệp. Trong khi đó, khung pháp lý chưa được hoàn thiện, việc xử lý tranh chấp thương mại gặp nhiều khó khăn.

Thị trường thế giới rộng mở nhưng cơ cấu thay đổi nhanh theo hướng giảm ngũ cốc, tăng sản phẩm chăn nuôi, thủy sản, rau quả; giảm tiêu thụ trực tiếp sản phẩm thô giá rẻ, tăng tiêu thụ sản phẩm chế biến tinh, chế biến sâu. Người tiêu dùng cũng có xu hướng sử dụng ngày càng nhiều sản phẩm thân thiện với môi trường, an toàn, có lợi cho sức khỏe. Biến đổi khí hậu nhanh hơn so với dự báo, thiên tai khắc nghiệt, tài nguyên đất, nước cho sản xuất nông nghiệp ngày càng thu hẹp.

Trong khi đó, nông nghiệp của các nước GMS phần lớn dựa trên kinh tế hộ nhỏ lẻ, manh mún, thiếu liên kết chuỗi giá trị. Trình độ khoa học - công nghệ nông nghiệp ở mức thấp, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chưa được phát huy mạnh mẽ.

PV: Với những thách thức trên, đòi hỏi phải có những quyết sách nào để phát triển nông nghiệp của khu vực GMS?

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Trước hết, cần phát triển công nghiệp chế biến nông sản, xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữ các vùng, các quốc gia, hoàn thiện các cơ chế hợp tác phù hợp để xử lý rủi ro, biến động thị trường... Phải tăng cường đầu tư, hợp tác chặt chẽ trong phát triển khoa học, công nghệ hỗ trợ, phục vụ phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp, công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên, quản lý rủi ro thiên tai, sẵn sàng thích ứng với biến đổi khí hậu ở cả cấp độ địa phương, quốc gia và vùng.

Đẩy nhanh tiến độ ứng dụng tự động hóa toàn bộ quy trình sản xuất; phát triển công nghệ sinh học giúp giải mã nhanh các hệ gen, tạo ra những giống cây trồng mới chống chịu sâu bệnh, thích ứng với biến đổi khí hậu. Ngoài ra, cũng cần áp dụng những tiến bộ khoa học khác như robot giúp thay thế lao động chân tay, tăng năng suất, giảm giá thành...

4lwx_5b
Việt Nam đang phát triển các dự án nông nghiệp công nghệ cao, nâng cao thu nhập cho người dân. Ảnh: CTV

PV: Để đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ, đặc biệt công nghệ 4.0 vào sản xuất, kinh doanh nông nghiệp ở các nước GMS cần có những giải pháp gì, thưa Bộ trưởng?

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Các nước cần đẩy mạnh ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng công nghệ 4.0, xây dựng các chuỗi giá trị nông nghiệp xuyên biên giới. Tăng cường trao đổi thông tin, phối hợp chặt chẽ trong xây dựng chiến lược, quy hoạch, chính sách phát triển nông nghiệp giữa các nước GMS. Phối hợp tốt nhất trong giao thương giữa các nước, tận dụng lợi thế của việc vận chuyển hàng hóa theo hành lang sông Mekong. 

Ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, quản lý dịch bệnh và quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm dựa trên nền tảng của công nghệ số. Đặc biệt, tận dụng tối đa các ứng dụng của công nghệ trong các chương trình quản lý tài nguyên thiên nhiên và quản lý rủi ro thiên tai quy mô vùng.

PV: Xin cảm ơn Bộ trưởng!

Viết Hà (Thực hiện)
Nguồn: bienphong.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 220

Máy chủ tìm kiếm : 9

Khách viếng thăm : 211


Hôm nayHôm nay : 53782

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1123551

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72806260