00:26 EST Thứ ba, 26/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Ứng dụng công nghệ thông tin trong ứng phó hạn mặn

Thứ tư - 26/02/2020 06:09
Xâm nhập mặn gay gắt, kéo dài xảy ra thường xuyên ở Sóc Trăng gây ra tình trạng thiếu nước ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp, nguy cơ thiệt hại ngày càng cao.
Lắp đặt trạm quan trắc tự động trực tuyến. Ảnh: Vũ Bá Quan.
Lắp đặt trạm quan trắc tự động trực tuyến. Ảnh: Vũ Bá Quan.

Huyện Kế Sách là vùng cây ăn trái tập trung của tỉnh Sóc Trăng, có 24km tiếp giáp với sông Hậu và cách biển từ 42 - 64km, thuộc vùng dự án thủy lợi hở, chỉ khép kín từng khu vực có quy mô 30-50ha nên khả năng trữ nước trong kênh thủy lợi không nhiều. 

Nhằm giúp nông dân chủ động ứng phó và giảm thiểu thiệt hại do hạn, mặn gây ra, huyện Kế Sách đã ứng dụng công nghệ thông tin để cung cấp tình hình diễn biến độ mặn giúp nông dân chủ động trong việc lấy nước hoặc tạm ngưng lấy nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và cung cấp các kiến thức liên quan đến việc ứng phó hạn mặn.

Để thu thập thông tin diễn biến độ mặn, huyện phối hợp với Khoa Công nghệ Thông tin và Truyền thông đặt 2 trạm quan trắc tự động trực tuyến tại vàm Nhơn Mỹ (trên sông Hậu) và thị trấn Kế Sách (trên kinh số I).

Khi cài đặt ứng dụng trên máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng hay điện thoại thông minh, người sử dụng có thể biết được độ mặn tại 2 địa điểm quan trắc theo thời gian thực. Người dùng cũng có thể theo dõi biểu đồ diễn biến mặn theo thời gian để biết được con nước nào trong ngày độ mặn cao hơn, thời điểm nào mặn cao nhất trong ngày.

Bên cạnh số liệu quan trắc tại 2 điểm cố định, ngành nông nghiệp và các địa phương còn đo mặn lưu động tại nhiều điểm xung yếu trên địa bàn huyện (5-10 điểm/xã, thị trấn). Thông tin về kết quả đo mặn được cập nhật trên nhóm Zalo về thông tin mặn của huyện và các nhóm thông tin mặn của các xã, thị trấn.

Sử dụng mạng Zalo có ưu điểm so với tin nhắn là có thể thông tin mặn đến được nhiều thành viên, không tốn phí; quan trọng hơn là có thể đưa ra các thông báo, dự báo, khuyến cáo, hướng dẫn các biện pháp ứng phó hạn mặn một cách đầy đủ, chi tiết; có thể đính kèm văn bản, chia sẻ hình ảnh minh họa…

Thông tin mặn trên các nhóm Zalo hỗ trợ đắc lực cho lãnh đạo các địa phương đề ra các biện pháp ứng phó cụ thể, phù hợp với điều kiện của địa phương; đồng thời, hỗ trợ thiết thực cho nông dân kịp thời đưa ra quyết định lấy nước hoặc tạm ngưng lấy nước, ứng dụng hiệu quả các biện pháp ứng phó hạn mặn.

Trong điều kiện hạn, xâm nhập mặn gay gắt hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin đã đem lại hiệu quả thiết thực; góp phần giảm thiểu thiệt hại do hạn, mặn gây ra với sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Kế Sách.
 

Theo: Vũ Bá Khoan/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 261


Hôm nayHôm nay : 26949

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1227463

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71454778