10:09 EST Chủ nhật, 24/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp

Thứ năm - 09/11/2017 21:27
Sau thời gian tích cực triển khai, thành phố đã có gần 90 mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Tuy nhiên, việc nhân rộng các mô hình này còn hạn chế, chưa thu hút doanh nghiệp. Sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao còn ít và mờ nhạt, giá trị kinh tế chưa cao.

Chăm sóc rau trong vườn thủy canh ba tầng tại khu sinh thái nông nghiệp công nghệ cao Thung lũng Ngọc Linh, huyện Thạch Thất. Ảnh: Ngọc Ánh

 

Với hơn 5.830 ha đất sản xuất nông nghiệp, từ nhiều năm nay, huyện Gia Lâm đã thực hiện khá tốt việc lập quy hoạch vùng sản xuất, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, có giá trị kinh tế cao, như vùng trồng rau an toàn ở các xã: Văn Đức, Đặng Xá, Lệ Chi, Yên Viên, Yên Thường; vùng trồng cây ăn quả tại các xã: Đông Dư, Cổ Bi, Kim Sơn, Lệ Chi, Đa Tốn, Kim Lan, Phù Đổng. Riêng từ đầu năm đến nay, huyện đã chuyển đổi thêm gần 270 ha diện tích đất kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả. Bên cạnh việc quy hoạch vùng sản xuất, huyện hỗ trợ nông dân các giống cây, con có năng suất, giá trị kinh tế cao, tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, phòng, chống dịch bệnh, hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu, từng bước xây dựng được thương hiệu, như rau an toàn Văn Đức, ổi Đông Dư… Nhờ đó, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp liên tục tăng trưởng, giá trị sản xuất đạtkhoảng 220 triệu đồng/ha, trong đó vùng trồng rau đạt từ 400 triệu đến 600 triệu đồng, vùng trồng ổi đạt từ 300 triệu đến 400 triệu đồng, đời sống người dân ngày càng cải thiện. Mặc dù đạt kết quả khá, nhưng Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm Nguyễn Ngọc Thuần đánh giá, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn vẫn ở quy mô nhỏ; việc ứng dụng công nghệ mới, công nghệ sinh học, quy trình canh tác tiên tiến vào sản xuất còn chậm, nhất là trong sản xuất rau, cây ăn quả, những mặt hàng thế mạnh của địa phương, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng sản phẩm và thu nhập của người dân.

Tại huyện Mê Linh, trên cơ sở đề án phát triển cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, huyện khuyến khích, hỗ trợ nông dân đầu tư máy móc, hình thành các hợp tác xã chuyên làm đất, hợp tác xã máy cấy, máy gặt đập. Đến nay, huyện có gần 170 máy làm đất, gần 50 máy gặt đập liên hợp, hơn 170 máy vò, tuốt lúa, 6.500 máy phun thuốc động cơ. Việc ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất đã giúp giảm sức lao động, giảm thời gian làm đất và thu hoạch cho nông dân, thúc đẩy hoạt động dịch vụ nông nghiệp phát triển. Hiện nay, Mê Linh đã hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung, như trồng hoa tại các xã: Mê Linh, Văn Khê; cây ăn quả tại các xã: Hoàng Kim, Tráng Việt... Tuy nhiên, Phó Chủ tịch UBND huyện Mê Linh Bùi Xuân Quang cho rằng, việc ứng dụng khoa học công nghệ, nhất là khâu bảo quản, sơ chế nông sản còn hạn chế. Những giống cây, con có năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp điều kiện thực tiễn của huyện còn ít, chưa được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu.

Theo báo cáo của Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội, trong thời gian qua, việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp có chuyển biến tích cực. Các đề tài, dự án nghiên cứu tập trung vào ứng dụng công nghệ, sản phẩm mới, nuôi trồng công nghệ cao, chế biến sản phẩm và xử lý môi trường, xử lý nước ao nuôi bằng chế phẩm sinh học. Phát triển các sản phẩm có giá trị kinh tế cao và an toàn, như các giống lúa chất lượng cao, nhãn chín muộn, bưởi Diễn, hồng Yên Châu; chủ động điều khiển các loại hoa lan, hoa ly ra hoa mà không phải di chuyển lên vùng lạnh… Từ đó đã hình thành quy trình công nghệ và xây dựng các giải pháp kỹ thuật mới, góp phần cơ giới hóa sản xuất, tạo ra sản phẩm chất lượng, năng suất và sức cạnh tranh cao. Hiện nay, giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt khoảng 25%. Năng suất, hiệu quả kinh tế sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đều cao hơn sản xuất truyền thống. Tuy nhiên, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Lê Ngọc Anh thừa nhận, việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, chế biến, bảo quản nông sản; nhân rộng các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao còn hạn chế. Các sản phẩm khoa học và công nghệ chưa được xây dựng, quảng bá và phát triển thành thương hiệu. Hà Nội là nơi tập trung nhiều sản phẩm làng nghề truyền thống, cây trồng và vật nuôi đặc sản, nhưng chưa xây dựng được nhãn hiệu hàng hóa...

Mới đây, tại hội nghị tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ phát triển nông nghiệp sản xuất hàng hóa giá trị cao và bền vững, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng khẳng định, những thành tựu đạt được trong sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới của thành phố thời gian qua là nhờ tích cực ứng dụng khoa học công nghệ. Hoạt động nghiên cứu khoa học, công nghệ từng bước gắn với sản xuất, góp phần nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm. Đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng nhấn mạnh: Thành phố Hà Nội phấn đấu là trung tâm lớn của cả nước về sáng tạo và chuyển giao khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp. Để làm được điều này, các sở, ngành, địa phương cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất; tăng cường kết nối “đặt hàng” các nhà khoa học, đơn vị nghiên cứu để tạo ra những giống cây, con có năng suất, giá trị kinh tế cao, phù hợp đặc thù từng địa phương. Cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi nhất, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, hình thành chuỗi liên kết từ sản xuất, chế biến, đến tiêu thụ sản phẩm. Đẩy mạnh xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm để nâng cao giá trị hàng hóa, thu nhập cho người dân.

Theo: Ngọc Anh/nhandan.com.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 348

Máy chủ tìm kiếm : 55

Khách viếng thăm : 293


Hôm nayHôm nay : 75510

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1133811

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71361126