09:33 EST Thứ tư, 01/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Ưu tiên vốn cho xã đặc biệt khó khăn

Thứ bảy - 28/11/2015 23:42
Giai đoạn 2016 – 2020, vốn ngân sách trung ương sẽ tập trung ưu tiên cho xã khó khăn, đặc biệt khó khăn nhằm xây dựng nông thôn mới (NTM) bền vững. Trong đó, các xã nghèo, đặc biệt khó khăn có thể được bố trí tối thiểu gấp 4 lần các xã không thuộc diện ưu tiên.

 

Ông Tiến
Ông Nguyễn Minh Tiến phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: Thủy Tiên

Ngày 26/11/2015, Văn phòng điều phối Nông thôn mới Trung ương đã tổ chức hội thảo “Đề xuất giải pháp thúc đẩy xây dựng nông thôn mới bền vững đối với các xã khó khăn”.

Thành công từ xuất phát điểm thấp

Ông Nguyễn Minh Tiến, Phó Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương cho biết, trong số khoảng 10 nghìn xã trên cả nước, có 2.535 xã khó khăn, đó là các xã ở miền núi, vùng sâu vùng xa, xã biên giới, xã an toàn khu với số tiêu chí bình quân đạt khoảng 5,94 tiêu chí/xã. Trong đó, số xã đạt từ 5 - 9 tiêu chí là 1.374 xã; số xã đạt dưới 5 tiêu chí là 552 xã. Thu nhập bình quân/đầu người của các xã khó khăn là 14,07 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo bình quân ở các xã khó khăn là 18,56%.

Theo ông Tiến, mặc dù các xã khó khăn đều có xuất phát điểm thấp nhưng đã đạt một số kết quả khả quan với nhiều cách làm sáng tạo.

Giai đoạn 2016-2020, dự kiến nguồn vốn ngân sách nhà nước bố trí cho chương trình xây dựng NTM tối thiểu là hơn 193.155 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương là hơn 63.155 tỷ đồng, ngân sách địa phương là 130.000 tỷ đồng. 

Điển hình như tỉnh Thanh Hóa có 573 xã, 5.396 thôn, bản (2.215 thôn, bản thuộc các xã miền núi) thực hiện xây dựng NTM. Sau gần 3 năm triển khai, đến nay, công tác xây dựng thôn, bản NTM đã trở thành phong trào sâu rộng tại địa phương. Theo đó, khu vực 11 huyện miền núi đã có 9 thôn, bản và 11 xã đạt chuẩn NTM; thu nhập người dân từng bước được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống đáng kể như Thôn Tôm (Ban Công, Bá Thước) thu nhập tăng từ 11,5 triệu đồng/người/năm (2013) lên 19,5 triệu đồng (2015), hộ nghèo giảm từ 14% xuống chỉ còn 5%...                                                                                  

Cũng đạt nhiều kết quả khả quan, tỉnh Phú Yên có 33 xã thuộc 3 huyện miền núi giáp ranh Tây Nguyên (là huyện Sông Hinh, Sơn Hòa và Đồng Xuân). Sau 5 năm xây dựng NTM, đến nay, mức đạt bình quân toàn tỉnh là 12,42 tiêu chí/xã (tính đến tháng 9/2015). Riêng đối với 3 huyện miền núi bình quân đạt 10,36 tiêu chí/xã, tăng 6,27 tiêu chí so với năm 2012…

Tuy nhiên bên cạnh những thành công quan trọng, các đại biểu đều cho rằng, đối với các xã khó khăn, nhất là ở các địa phương có nguồn thu ngân sách tại chỗ thấp, chủ yếu phụ thuộc vào ngân sách Trung ương thì việc phấn đấu đạt chuẩn đủ 19 tiêu chí trong 5 năm tới là khó khả thi. Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần có cơ chế tài chính như thế nào để giúp các xã khó khăn thuận lợi hơn trong xây dựng NTM?

Dễ làm trước, khó làm sau, không dàn trải

Để xây dựng NTM hiệu quả hơn trong giai đoạn 2016-2020, theo Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, giai đoạn tới, nhà nước sẽ ưu tiên trong việc phân bổ nguồn vốn ngân sách Trung ương cho xã khó khăn. Cụ thể, các xã khó khăn, các xã ưu tiên (xã nghèo, đặc biệt khó khăn) tối thiểu gấp 4 lần các xã không thuộc diện ưu tiên (gồm cả các xã thuộc huyện 30a, 30b, huyện miền núi các tỉnh giáp Tây Nguyên…). Đối với các xã dưới 5 tiêu chí (có điểm xuất phát thấp), hệ số gấp 4 lần.

Bên cạnh đó, tập trung ưu tiên cho các xã chưa hoàn thành các công trình cơ sở hạ tầng cơ bản như giao thông, điện, trường học...

Để sử dụng nguồn vốn hỗ trợ của nhà nước hiệu quả hơn, ông Trần Hưng Lợi, Phó Chánh Văn phòng điều phối tỉnh Phú Yên đề xuất, “cho phép địa phương được dồn nguồn lực từ các nguồn của Trung ương và địa phương để hàng năm lập kế hoạch đầu tư xây dựng NTM cho một số xã miền núi, khó khăn theo lối cuốn chiếu, dễ làm trước, khó làm sau, không đầu tư dàn trải…”.

Còn theo đại diện Văn phòng điều phối NTM tỉnh Bình Định, các xã cần có sự chủ động hơn nữa trong việc ưu tiên triển khai thực hiện các tiêu chí dễ, cần ít kinh phí, không nên trông chờ, ỷ lại vào nguồn vốn phân bổ từ cấp trên...Từ đó góp phần đưa các xã miền núi khó khăn rút ngắn được khoảng cách với các xã miền xuôi trên lộ trình xây dựng NTM.

Cùng với sự hỗ trợ ưu tiên vốn của nhà nước, các đại biểu cũng nhất trí cần hình thành Quỹ xây dựng NTM cấp xã, thôn; đơn giản hoá thủ tục thanh quyết toán; kéo dài thời gian giải ngân cho xã khó khăn; cơ chế hỗ trợ trọn gói để người dân và cộng đồng chủ động bàn bạc, lựa chọn ưu tiên để triển khai.../.

Theo Khánh Linh/thoibaotaichinhvietnam.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: khó khăn

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 97


Hôm nayHôm nay : 13437

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 13437

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73060408