13:35 EST Thứ năm, 26/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Về nơi từng bỏ hoang một nửa diện tích lúa trong vụ mùa

Thứ hai - 13/03/2017 03:26
Theo ông Trần Văn Hà - Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Ninh Bình, ở các huyện như Hoa Lư, Nho Quan, Gia Viễn, TP Tam Điệp, từng có hiện tượng bỏ hóa không cấy lúa nhất là trong vụ mùa...


Càng cấy lúa càng móc tiền túi ra đền

Nông dân đơn giản là so sánh lợi thế. Cái gì có lợi hơn thì họ làm. Cấy lúa mà không hiệu quả là họ bỏ.

19-17-20_dsc_7395
Khu nhà lưới mọc trên đất lúa

 

Tuy nhiên lại tồn tại một nghịch lý là “người ốm giữ quả”, không làm được, chán ruộng đấy nhưng vẫn kiên quyết giữ đất không chịu “nhả” ra. Lý do phần chờ dự án vào lấy đền bù, phần giữ cho con cái sau này có sa cơ lỡ vận còn có đất mà làm. Bởi thế tuy giữ đất nhưng lại sản xuất không ra gì vì không có lao động, không có sức đầu tư, thậm chí là “phát canh, thu tô” với mức 5-10kg thóc/sào/vụ”.

Tôi lại về thành phố Tam Điệp nơi cách đây vài năm từng viết chuyện địa phương có 800ha đất lúa nhưng bỏ hoang đến một nửa ở vụ mùa. Bỏ ruộng hồi ấy nhạy cảm đến mức trong quá trình tác nghiệp các cán bộ của ngành nông nghiệp địa phương đều tránh né phát biểu ý kiến một cách trực diện. Tuy nhiên cũng có người can đảm bảo rằng, chuyện chán ruộng cũng có những nét tích cực bởi có người bỏ mới có người tích tụ được.

Thị xã giờ đã lên thành phố nhưng vẫn chưa lấy gì làm giàu. Ở mấy xã vùng ngoại thành, nơi nào còn trồng lúa là nơi đó còn chứng kiến cảnh bần hàn của những người nông dân suốt ngày sấp ngửa với ruộng đồng.

Anh Nguyễn Cao Cường - Phó Chủ tịch xã Yên Sơn không hề giấu giếm khi thừa nhận với tôi rằng địa phương mình là 1 trong 23 xã nghèo trọng điểm của tỉnh. Nghèo bởi trồng lúa? Tôi hỏi. Anh cười tránh trả lời trực tiếp rồi đi vào chuyện thống kê. Xã có 1.800 hộ với 6.035 khẩu, canh tác trên 500ha đất mà trong đó có gần 400ha là lúa. Yên Sơn có hơn 1.000 lao động chủ yếu là nữ đi làm công nhân bên ngoài với thu nhập trung bình 4-5 triệu/tháng để lại gánh nặng ruộng đồng cho cánh đàn ông ở nhà.

Trước năm 2012 địa phương vẫn duy trì một năm 2 vụ lúa nhưng năng suất chỉ có ở vụ xuân (60-62 tạ/ha) còn vụ mùa thất thu bởi thủy lợi thiếu, bởi dịch bệnh, lũ quét thường kéo về. Khi diện tích ruộng bỏ hoang lên đến 200ha thì chính quyền như phát cơn sốt. Xã rồi HTX ra hẳn một nghị quyết để chỉ đạo toàn dân phải phủ xanh đất trống, đất hoang vụ mùa.

Cán bộ, đảng viên và các đoàn thể được vận động đi đầu trong sản xuất. Loa thôn, loa xóm sớm sớm, chiều chiều ra rả vận động. Cán bộ lại tranh thủ từng hội nghị của thôn để tuyên truyền thậm chí bất kể ngày nghỉ, đi từng nhà, đến từng hộ để thuyết phục nhưng người dân chẳng mấy ai chịu nghe theo.

Thế nên cán bộ đành phải nhận lại diện tích dân bỏ hoang đó mà tổ chức sản xuất. Cứ đến thời vụ là UBND xã lại vắng tanh vắng ngắt. Ngoài bộ phận ngồi tiếp dân và 2 lãnh đạo là Chủ tịch và Phó Chủ tịch không thể xê dịch được còn tất cả cán bộ được huy động xuống đồng hết. Khi thì cấy hái, lúc lại bón phân, đeo bình đi phun thuốc. Nhưng sức người có hạn, toàn bộ diện tích cán bộ cấy cũng chỉ được mỗi vụ 100ha, chẳng thấm vào đâu so với diện tích còn bỏ hoang bát ngát.

Duy trì được đâu 3-4 vụ thì lực bất tòng tâm bởi cán bộ cấy nhưng dân không cấy nên sâu bệnh, chuột bọ cứ tập trung kéo về tàn phá hết, cuối vụ gặt lên chỉ toàn rơm rạ với lép lửng. Trên những thửa ruộng kiểu “cha chung không ai khóc” ấy, tính chi li ra trừ công làm đất, công cấy, giống, phân, thuốc BVTV, rồi công gặt, công vận chuyển, thì số lúa thu về bán đi không đủ chi phí, lỗ đậm. Vậy là đội ngũ cán bộ xã, cán bộ các đoàn thể, ban ngành đã cấy không công lại còn phải về nịnh vợ để xin tiền hay xúc thóc nhà đi mà bán hòng bù vào số chi phí còn thiếu, mỗi sào trung bình mất 300.000-500.000đ.

Bởi thế mà cứ sau mỗi vụ cấy lúa theo nghị quyết mặt cán bộ lại héo còn hơn cả… dưa cải phơi một nắng vì phải móc hầu bao ra cả vài triệu đồng ra mà bù. Vợ con cằn nhằn vì hụt tiền đã đành, đau hơn nữa họ còn hùa theo dân làng không cấy chính ruộng nhà mình để mặc chồng cấy ruộng công. Không khí nhiều gia đình lúc ấy như có cuộc nội chiến.
 

Vòng luẩn quẩn

Về sau chính xã, HTX phải ra nghị quyết chuyên đề khác tập trung vào sản xuất lúa đông xuân còn vụ mùa dâng nước tràn đồng để thả cá. Chuyện thả cá vụ này cũng là tự phát của dân, thực hiện cách đây 10 năm để nay bùng lên trên khoảng 230ha.

Các hộ thả cá phải thuê lại mặt ruộng của dân vào vụ mùa với giá 5kg thóc/sào và trả lại ruộng cho dân làm vụ lúa xuân. Thời gian thuê trung bình từ tháng 7 đến giữa tháng 10. Trên những thửa ruộng ngập nước đó, cá mặc sức vẫy vùng để tận dụng lúa chét tái sinh hay các loại sâu bọ, động vật phù du khác. Hoàn toàn không phải cho ăn nhưng cá cũng đạt năng suất trung bình 3 tấn/ha, cho mức lãi từ 70-80 triệu, gấp chục lần trồng lúa.

Hiệu quả của việc thả cá này thấy rõ nhưng theo anh Nguyễn Cao Cường - Phó Chủ tịch xã, nó chỉ tập trung cho một nhóm hộ nhỏ. Nếu cấy 230ha phải có 1.000 hộ tham gia còn nay chuyển sang thả cá vụ cũng chỉ thu hút được khoảng 30 hộ. “Giải pháp một vụ lúa một vụ cá chỉ là tình thế, về lâu dài cần đưa KHKT vào sản xuất để làm lại vụ lúa mùa”. Anh bảo thế.

Diện tích còn lại, trên cái đà của dồn điền đổi thửa, quy hoạch lại hệ thống thủy lợi, tại Yên Sơn đã xuất hiện một số gia trại, trang trại với tổng cộng khoảng 50ha. Hiệu quả của những trang trại VAC này còn hơn hẳn mô hình lúa - cá. Tuy nhiên chuyện chuyển đổi này vẫn chưa được đưa vào nghị quyết và tỷ lệ chuyển đổi từ đất lúa sang sản xuất khác vẫn bị bó ở mức 20% nên thực sự chưa hấp dẫn.

Tôi đã gặp Nguyễn Ninh Hoàng - một người rất trẻ nhưng đã làm chủ một trang trại rộng hơn 3ha dựa trên việc mua gom đất nông nghiệp của người khác với giá trung bình 10 triệu/sào. Có đất rộng, anh đã mạnh dạn đầu tư 3 tỉ đồng để thành hình một trang trại sạch kiểu Nhật trên đó có 1.200 gốc ổi lê, có 1 khu nhà màng trồng rau sạch, có 8 con bò sinh sản. Toàn bộ sản phẩm Hoàng làm ra hiện không có đủ để mà tiêu thụ. Anh đang ấp ủ một dự định táo bạo rằng thời gian tới sẽ đầu tư mở rộng nhà màng với hệ tưới tự động điều khiển bằng các thiết bị di động thông minh.

19-17-20_dsc_7398
Trang trại của anh Hoàng
 

Có rất nhiều lớp người trẻ khác ở Yên Sơn cũng đang ấp ủ giấc mơ làm giàu như Hoàng nhưng lại vấp phải chuyện tích tụ đất không hề dễ dàng. Chính ông Phạm Xuân Quắc - Bí thư thôn Yên Phong - một người trong cuộc bảo với tôi rằng hiện nay bà con lại đang có xu hướng chuyển đổi từ cá… sang lúa.

Năm 2004 ông Quắc trở thành người cắm lá cờ tiên phong trong việc chuyển đổi 1ha đất lầy thụt đấu thầu của xã với mức 10kg/sào/năm thành vườn rau, ao cá để rồi hôm nay gia trại ấy đem lại mức lãi đều đặn 50-60 triệu/năm. Trong tổng số 14ha ruộng đất của thôn thì đã có 4ha chuyển thành trang trại còn 10ha vẫn cấy 1 vụ còn thả cá 1 vụ.

Giải thích cho ý định vụ tới bà con sẽ không cho thuê thả cá nữa mà trở lại cấy lúa mùa, ông bảo: “Cấy lúa một vụ là đủ gạo để ăn còn cho thuê ruộng với mức 5 kg/sào thì không đủ để nuôi gà. Trước đây ruộng đồng manh mún, tưới tiêu kém, máy móc thiếu nên làm lúa không hiệu quả giờ thủy lợi tốt, dồn đổi đất đai tốt, làm lúa cũng đỡ tốn công hơn xưa bởi có máy móc phụ trợ. Chúng tôi muốn cấy lúa trở lại vì lợi ích của toàn thôn, của những người không còn khả năng ra ngoài để kiếm tiền vì đã quá tuổi lao động”.

Bỏ lúa để nuôi cá, để chuyển đổi sang trang trại nhưng nay lại muốn quay lại trồng lúa dù đất đó không có lợi thế tự nhiên, dù nghề đó không có lợi nhuận, cứ như một sự trói buộc. Xem ra cái vòng luẩn quẩn ấy ở Yên Sơn không biết bao giờ có thể gỡ được.

Theo Dương Đình Tường/nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 72

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 71


Hôm nayHôm nay : 50019

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1165023

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72847732