09:38 EST Thứ bảy, 11/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Về "xứ lúa" Tân Hiệp

Thứ tư - 10/08/2016 09:37
“Xứ lúa” Tân Hiệp bây giờ phát triển không thua kém gì đô thị, nhờ chủ trương của Đảng và Nhà nước xây dựng Nông thôn mới. Đường làng, ngõ xóm đều được láng xi măng, nên việc đi lại thuận tiện, nhanh chóng. Nhà tường khang trang mọc lên ngày càng nhiều, quê hương ngày càng văn minh, giàu đẹp, môi trường sống xanh, sạch đẹp… tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao.

Phát huy lợi thế

Những ngày cuối tháng 7-2016, chúng tôi về xã Tân Hiệp A, huyện Tân Hiệp, một trong những xã đầu tiên đạt chuẩn Nông thôn mới của tỉnh Kiên Giang. Ông Nguyễn Văn Sáu, người dân xã Tân Hiệp A hồ hởi: “Nhờ xây dựng Nông thôn mới mà đường nông thôn trong xã đã được láng nhựa phẳng lì, mấy ngày nay trời mưa dầm nhưng đường sá không bị sình lầy - mọi việc đi lại, sản xuất của nông dân vẫn diễn ra bình thường. Sướng thật!”. Ông Sáu nhớ lại, những năm trước mỗi khi tới mùa mưa lũ là người dân vùng nông thôn rầu thúi ruột, bởi đường đất lầy lội khó đi, khổ nhất là các cháu nhỏ đi học bị trượt té, sình bùn dính đầy quần áo. Bây giờ thì mọi chuyện đã thay đổi.

Vùng sản xuất lúa chất lượng cao của huyện Tân Hiệp.
Vùng sản xuất lúa chất lượng cao của huyện Tân Hiệp.

Được như thế là nhờ chủ trương đúng, cách làm hay và quan trọng nhất được người dân đồng tình ủng hộ. Từ xã Tân Hiệp A, phong trào xây dựng Nông thôn mới lan tỏa khắp huyện. Theo ông Lê Văn Đúng, Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Hiệp, đến đầu năm 2016, huyện đã có 8/10 xã cơ bản hoàn thành 19/19 tiêu chí, về cơ bản đã đủ điều kiện đề nghị Chính phủ công nhận huyện Tân Hiệp đạt chuẩn “Huyện Nông thôn mới”. Cũng theo ông, so với các huyện, thị xã và thành phố trong tỉnh, thì Tân Hiệp có nhiều thuận lợi hơn về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, trình độ dân trí, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội… Tuy nhiên, khi bắt tay vào triển khai, Tân Hiệp cũng đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo của huyện khoảng 12%. Cơ sở vật chất hạ tầng nông thôn, thiết chế văn hóa, giáo dục, y tế còn nhiều yếu kém, trong khi đó nguồn vốn đầu tư hạn chế và sức dân cũng có hạn. Đời sống người dân còn khó khăn, phần lớn phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, nhưng giá cả nông sản không ổn định, thị trường tiêu thụ bấp bênh, nông dân luôn gặp cảnh “được mùa mất giá”. Cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tập trung chỉ là một vài cơ sở xay xát, chế biến, lau bóng gạo xuất khẩu.

Xác định Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới là trọng tâm hoạt động, huyện Tân Hiệp đã tạo được sự đồng thuận trong cán bộ, đảng viên và nhân dân trên tinh thần 4 chữ “Đồng”. Đó là: “Đồng lòng, đồng thuận, đồng hành và đồng tiến”. Tiến sĩ Đỗ Minh Nhựt, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Kiên Giang cho biết, huyện Tân Hiệp đã cụ thể hóa phương châm “dân biết, dân bàn, dân quyết định, dân làm, dân giám sát, dân hưởng thụ” để phát huy trí tuệ, sáng kiến và sức mạnh nội lực của nhân dân. Mọi huy động đóng góp của dân được bàn bạc, công khai, dân chủ, để nhân dân hiến kế, đề xuất phương thức, giải pháp thực hiện… đạt kết quả cao. Nhờ vậy, người dân tăng thêm lòng tin, đồng thuận và đồng hành cùng các cấp chính quyền trong quá trình xây dựng Nông thôn mới. “Tân Hiệp vận động nông dân thực hiện tốt các tiêu chí không cần vốn đầu tư như: Củng cố, nâng chất lượng hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp; xây dựng và thực hiện quy ước ấp văn hóa, giữ gìn vệ sinh môi trường, an ninh trật tự nông thôn… tiêu chí nào dễ hoặc không cần vốn đầu tư thì làm trước; tiêu chí nào khó, cần nhiều vốn đầu tư thì thực hiện từng bước với lộ trình hợp lý”, Tiến sĩ Đỗ Minh Nhựt chia sẻ.

Nâng cao thu nhập cho nông dân

Qua 5 năm thực hiện, huyện Tân Hiệp đã huy động nguồn vốn hơn 1.200 tỷ đồng; trong đó nhân dân đóng góp gần 695 tỷ đồng, hiến 47.625m2 đất làm đường giao thông nông thôn và xây dựng trường học. Ông Trần Văn Kim, ấp Kênh 3A, xã Tân Hiệp A, phấn khởi nói: “Xứ “lúa” Tân Hiệp bây giờ phát triển không thua kém gì đô thị nhờ chủ trương của Đảng và Nhà nước xây dựng nông thôn mới. Đường làng, ngõ xóm đều được láng xi măng, nên việc đi lại thuận tiện, nhanh chóng. Nhà tường khang trang mọc lên ngày càng nhiều, quê hương ngày càng văn minh, giàu đẹp, có nếp sống văn hóa, môi trường sống xanh, sạch đẹp… tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao”. Theo ông Lê Văn Mạnh, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Tân Hiệp, toàn huyện đã mở rộng, nâng cấp và bê tông hóa 170 km đường nông thôn; cơ bản hoàn thiện thủy lợi nội đồng, kiên cố hóa hơn 120 cống đập, trạm bơm… phục vụ sản xuất nông nghiệp. Nhiều mô hình sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao, với trên 70% hộ nông dân tham gia đổi mới phương thức canh tác, mở rộng diện tích cánh đồng lớn hàng năm trên 3.000 ha; đặc biệt là xuất hiện những mô hình đa canh cho thu nhập từ 150 - 180 triệu đồng/ha, mô hình kinh tế trang trại thu nhập 700 - 800 triệu đồng/ha.

Giai đoạn 2016 - 2020, huyện Tân Hiệp dự kiến sẽ huy động khoảng 360 tỷ đồng; trong đó nhân dân đóng góp 175 tỷ đồng để tiếp tục củng cố, bổ sung các tiêu chí còn hạn chế, xây dựng hoàn thiện Nông thôn mới. “Nâng chất” các xã đã đạt 19/19 tiêu chí và tập trung xây dựng 2 xã Thạnh Trị và Tân Thành đạt chuẩn Nông thôn mới trong 2 năm (2017 - 2018); thị trấn Tân Hiệp phấn đấu đến năm 2020 đạt đô thị loại 4. Đến năm 2020, thu nhập bình quân đạt 56 triệu đồng/người/năm, giảm tỷ lệ hộ nghèo dưới 2%...

Sở NN-PTNT Kiên Giang cho biết, tổng vốn đầu tư thực hiện chương trình giai đoạn 2010-2015 hơn 17.622 tỷ đồng. Nhiều công trình cầu, đường, trường, trạm đã được xây dựng mới góp phần nâng cao đời sống sinh hoạt, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế của tỉnh. Sau 5 năm triển khai, bình quân toàn tỉnh đạt 13,5 tiêu chí/xã, có 19/118 xã và huyện Tân Hiệp đạt chuẩn Nông thôn mới. Đời sống người dân Kiên Giang nói chung và Tân Hiệp nói riêng ngày càng cải thiện. Thu nhập bình quân trong khu vực nông thôn năm 2015 ước đạt 29,5 triệu đồng/người (năm 2010 là 12,6 triệu đồng) tăng 2,34 lần. Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm 1,5%, đến cuối năm 2015 còn 2,73% (năm 2010 là 8,84%)…

Theo: Kiên Long/Tạp chí Nông thôn Việt

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: ngày càng

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 220

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 219


Hôm nayHôm nay : 57857

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 430684

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73477655