00:35 EST Thứ hai, 25/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Vi tảo 'thần kỳ' mở ra nghề nuôi trồng mới

Thứ hai - 17/02/2020 02:08
Tảo xoắn Spirulin được gọi là tảo “thần kỳ” bởi chứa nhiều chất đặc biệt có tác dụng phòng trị bệnh, nhu cầu về sản phẩm chế biến từ tảo này ngày càng lớn.
Ông Nguyễn Văn Hùng và hoạt động nuôi trồng tảo xoắn tại huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
Ông Nguyễn Văn Hùng và hoạt động nuôi trồng tảo xoắn tại huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.

Các nhà khoa học nước ta đã nghiên cứu, làm chủ quy trình, công nghệ nhân giống, nuôi trồng và chế biến tảo xoắn Spirulina, chuyển giao cho một số doanh nghiệp nuôi trồng, cho lợi nhuận kinh tế rất cao.

Trang trại nuôi tảo xoắn đầu tư bài bản

Trên thế giới, chỉ có một số quốc gia như Nhật, Pháp mới sản xuất được tảo xoắn Spirulina để chăm sóc sức khoẻ bổ dưỡng cho con người, nhưng ở tỉnh Nghệ An đã xuất hiện một trang trại trồng loại tảo này được đầu tư bài bản chuyên nghiệp, đảm bảo theo tiêu chuẩn quốc tế.

Đến Nghệ An, chúng tôi tham quan mô hình nuôi trồng tảo xoắn Spirulina quy mô công nghiệp của Công ty cổ phần Khoa học xanh Hidumi Pharma (xóm 6, xã Quỳnh Lương, huyện Quỳnh Lưu). Ông Nguyễn Văn Hùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cho biết, hệ thống nuôi trồng diện tích 3 ha tại đây, hình thành nhờ sự hỗ trợ của Bộ KH-CN.

Công ty đã tham gia thực hiện dự án “Ứng dụng các giải pháp công nghệ để phát triển sản xuất, chế biến tảo xoắn Spirulina và đẩy mạnh thương mại hóa các sản phẩm chế biến từ tảo” (Dự án FIRST), được các nhà khoa học của Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam chuyển giao giống tảo Spirulina VNU A03 cùng với quy trình nhân giống, nuôi trồng và thu hoạch tảo.

Với kinh phí hỗ trợ 15 tỷ đồng từ Nhà nước, công ty đã làm chủ được quy trình và đầu tư hoàn thiện dây chuyền sản xuất hiện đại, trang thiết bị phục vụ nuôi, nhân giống và hệ thống chế biến tảo như: máy sấy, máy nghiền tảo thành bột, máy đóng viên tảo…

Các khu vực nuôi tảo tại trang trại được bố trí khép kín theo một chu trình nghiêm ngặt. Đầu tiên là khu vực nhân giống cấp 1, với hàng nghìn chiếc bình thí nghiệm mầu xanh, ứng dụng công nghệ sinh học vi tảo bao gồm nhiều công đoạn từ sàng lọc chủng giống vi tảo, nhân giống các cấp, sau đó nhân sinh khối ở quy mô lớn trong các hệ thống kín photobioreactor.

“Do tảo xoắn Spirulina rất dễ bị sốc và chết khi thay đổi đột ngột môi trường sống, nên phải cấy và nuôi thích nghi tảo giống trước. Tảo được nuôi cấy trong môi trường vô trùng, chế độ chăm sóc nghiêm ngặt và duy trì liên tục nguồn sục khí oxy, ánh sáng. Sau nhân giống 5 ngày, tảo được chuyển sang phòng giống cấp hai để phát triển tiếp.

Sau một tuần sau nữa, tảo được chuyển  qua nuôi ở giàn photobioreactor để tăng cường quá trình trao đổi nhiệt, trao đổi chất… Cuối cùng, tảo xoắn Spirulina được đưa ra nuôi ở các bể lớn ngoài trời bằng nguồn nước sạch và bổ sung muối dinh dưỡng, khoáng chất đa lượng, vi lượng”, ông Hùng cho hay.

 Nuôi trồng tảo xoắn Spirulina rất khó, đòi hỏi hạn chế cao nhất sự xâm nhập các loại vi khuẩn và bụi bẩn. Nước nuôi tảo là nước ngọt lọc sạch qua hệ thống RO, tiệt trùng để đảm bảo vô khuẩn, sau đó pha 9 loại muối. Bản thân tảo quang hợp để tạo dinh dưỡng, muối chỉ để cung cấp các chất khoáng bổ sung nuôi tảo.

Khoảng từ 70 - 75 ngày, tảo sinh sản phát triển đạt đỉnh thì thu hoạch, xử lý diệt khuẩn và chạy máy ly tâm để làm tảo khô ráo, đưa vào máy sấy phun thành bột khô. Bình quân mỗi 1 m3 nước nuôi tảo cho thu hoạch 250 kg tảo tươi, được 1 kg tảo khô. Hiện giá bán 1 kg tảo khô là 1 triệu đồng.

Năm 2019, Công ty đã thu hoạch được 7 tấn tảo sấy khô. Từ bột tảo xoắn sấy khô, Công ty điều chế thành dạng viên nang, viên nén hoặc làm nguyên liệu để tách chiết các hợp chất có hoạt tính sinh học ứng dụng trong dược phẩm làm thuốc chữa các bệnh nan y. Các sản phẩm tảo xoắn Spirulina của Công ty đã được các cơ quan chức năng kiểm nghiệm, phân tích và được Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cấp giấy  chứng nhận.

Theo Sở KH-CN tỉnh Nghệ An, mô hình nuôi trồng tảo cho lợi nhuận cao, nhiều triển vọng. Hiện Sở này đang làm việc với chính quyền địa phương và người dân ở huyện Quỳnh Lưu để mở rộng nuôi trồng. Tới đây sẽ hình thành những tổ hợp tác, hợp tác xã tập hợp nông dân tham gia nuôi trồng tảo xoắn, sau đó các công ty sẽ thu mua, chế biến, sản xuất các sản phẩm từ tảo nhằm phát huy cao nhất dây chuyền công nghệ đã được hỗ trợ đầu tư.

Ông Hùng fgiới thiệu quy trình nuôi tảo xoắn.
Ông Hùng giới thiệu quy trình nuôi tảo xoắn.

Triển vọng từ giống tảo xoắn Spirulina VNU A03

Tảo xoắn (tên khoa học là Spirulina platensis) là một loại vi tảo dạng sợi xoắn màu xanh lục, chỉ có thể quan sát được dưới kính hiển vi. Loại tảo này được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) công nhận là dược liệu có khả năng chống ung thư, chống HIV/AIDS.

Trong tảo Spirulina có chứa nhiều loại chất chống lão hóa như β-caroten, vitamin E, axit γ-linoleic; đồng thời sắt, canxi có nhiều trong tảo này vừa dễ hấp thụ vừa có tác dụng phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh thường gặp ở người già như thiếu máu, xốp xương. 

Hiện nay với sự hỗ trợ của Bộ KH-CN, quy trình nuôi trồng tảo xoắn Spirulina VNU A03 đang được các cơ quan khoa học chuyển giao cho một số doanh nghiệp để sản xuất đại trà, mở ra một hướng phát triển kinh tế mới.

Ông Bùi Đức Thắng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ cao Hòa Lạc cho hay, Pháp và Nhật Bản đã nghiên cứu thành công công nghệ nuôi trồng tảo xoắn Spirulina từ cách đây hơn 20 năm. Sản phẩm tảo xoắn từ Nhật Bản thường đưa vào việt nam theo con đường xách tay, giá bán lên tới 1 triệu đồng/lạng viên nén.

Trước đây  ở Việt Nam không nuôi được tảo này, đã từng thử nhập giống từ Pháp, Nhật về nuôi thử, nhưng tảo chết 100% do chưa đạt được công nghệ nuôi đảm bảo vô trùng nên tảo bị nhiễm bệnh chết.

Các nhà khoa học Việt Nam đã mất 5 năm để phân tích, phân lập giống, theo dõi sự phát triển con giống tảo xoắn trong các điều kiện môi trường của nước ta.

Đến tháng 9/2018 các nhà khoa học nước ta mới công bố chọn tạo thành công giống tảo xoắn Spirulina VNU A03. Giống tảo xoắn Spirulina VNU A03 là kết quả của Đề án nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước do Viện Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ cao Hòa Lạc và Học viện nông nghiệp Việt Nam phối hợp thực hiện.

Chủng giống tảo này đã được Bộ NN&PTNT công nhận là chủng giống tảo xoắn đầu tiên tại Việt Nam, được xếp vào nguồn dược liệu để ứng dụng trong lĩnh vực Y tế. Sản phẩm tảo nuôi trồng tại Việt Nam đã được đem đi nhờ các đơn vị khoa học chuyên môn ở Nhật và Pháp khảo nghiệm kết quả cho thấy tảo nuôi ở Việt Nam có protein, hàm lượng beta – caroten cao hơn của Pháp, Nhật Bản.

Theo: Chương Phượng/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 240

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 239


Hôm nayHôm nay : 32888

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1170992

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71398307