22:33 EST Chủ nhật, 24/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Việt Nam - Na Uy chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực thủy sản

Thứ hai - 01/10/2018 20:34
Na Uy và Việt Nam đều là các quốc gia có biển, đã trải qua nhiều thập kỷ hợp tác cùng nhau trong ngành thủy sản. Na Uy đã hỗ trợ nhiều cho ngành thủy sản của Việt Nam trong hơn 30 năm qua...

Trong hai ngày 1/10 và 2/10), Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) cùng Đại Sứ quán Na Uy tại Hà Nội tổ chức Hội thảo chuyên đề về thủy sản Việt Nam - Na Uy. Hội thảo nhằm chia sẻ thông tin về hoạt động quản lý trong lĩnh vực thủy sản; theo dõi, kiểm soát và giám sát hoạt động đánh bắt, thúc đẩy các thông lệ đánh bắt bền vững cũng như tìm hiểu kinh nghiệm của Na Uy trong việc chống khai thác trái phép, không báo cáo và không được quản lý (IUU).

14-59-46_ton_cnh_hoi_tho
Toàn cảnh hội thảo

Phát biểu tại Hội thảo, bà Grete Løchen, Đại sứ chỉ định Na Uy tại Việt Nam cho biết, Na Uy là một trong những quốc gia đi đầu thế giới về đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Na Uy rất coi trọng việc bảo tồn và sử dụng bền vững các nguồn lợi biển, kể cả quản lý hiệu quả trữ lượng cá. Từ lâu, chống đánh bắt cá trái phép IUU đã là một ưu tiên của Chính phủ Na Uy.

“Na Uy và Việt Nam đều là các quốc gia có biển, đã trải qua nhiều thập kỷ hợp tác cùng nhau trong ngành thủy sản. Na Uy đã hỗ trợ nhiều cho ngành thủy sản của Việt Nam trong hơn 30 năm qua. Các Cty và các chuyên gia về đánh bắt của Na Uy vẫn tiếp tục chia sẻ với Việt Nam kinh nghiệm phát triển ngành của Na Uy. Chúng tôi tin rằng, kinh tế biển; trong đó có thủy sản, đánh bắt và chế biến đã, đang và sẽ tiếp tục là một lĩnh vực hợp tác quan trọng của Na Uy và Việt Nam cũng như doanh nghiệp hai nước”, bà Grete Løchen nhấn mạnh.

Về phía Việt Nam, ông Trần Đình Luân, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản nhấn mạnh, thời gian qua, quan hệ nghề cá giữa Việt Nam và Na Uy đã được thiết lập toàn diện. Na Uy đã hỗ trợ cho Việt Nam rất nhiều trong hoạt động điều tra nguồn lợi thủy sản, hội thảo luật thủy sản 2003, các dự án nâng cao năng lực trong nuôi trồng thủy sản, tổ chức nhiều hội thảo… nhằm giúp cho ngành thủy sản Việt Nam phát triển.

Việt Nam coi thủy sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn vì là quốc gia biển, nằm ở khu vực nhiệt đới và có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển. Riêng ngành khai thác thủy sản của Việt Nam trong những năm qua đã có những đóng góp đáng kể vào công cuộc phát triển của đất nước, góp phần cải thiện đời sống cộng đồng ngư dân ven biển và đóng vai trò quan trọng trong công tác bảo vệ an ninh và chủ quyền biển đảo.

14-59-46_ong_trn_dinh_lun
Ông Trần Đình Luân, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục thủy sản phát biểu tại Hội thảo

Tuy nhiên khai thác thủy sản ở Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. Với trách nhiệm của một quốc gia có biển, Việt Nam ý thức rất cao trách nhiệm của mình đối với việc phát triển bền vững nghề cá. Vì thế, Việt Nam đã và đang nỗ lực hết mình nhằm thực hiện các cam kết với các tổ chức quốc tế và khu vực trong việc thực hiện nghề cá có trách nhiệm. Việc trao đổi thông tin, kinh nghiệm từ phía Na Uy với Việt Nam là cơ hội tốt để phía Việt Nam thúc đẩy phát triển nghề cá bền vững.

Tại hội thảo, Na Uy đã giới thiệu về cơ chế quản lý thủy sản và kiểm ngư của Na Uy, quá trình xây dựng và phát triển của các cơ chế đó; kinh nghiệm giảm bớt số lượng tàu đánh cá, hiện đại hóa đội tàu như một biện pháp chống IUU; thực tiễn sử dụng công nghệ của Na Uy trong hoạt động quản lý đại dương và bảo quản độ tươi ngon của các sản phẩm đánh bắt.

Việt Nam cũng đã giới thiệu về những điểm mới trong Luật Thủy sản năm 2017; triển khai các công cụ quốc tế và nỗ lực của Việt Nam trong chống khai thác IUU; quản lý thủy sản, hoạt động thủy sản (cơ cấu tổ chức, tàu thuyền, ngư cụ, trang thiết bị…) và chính sách phát triển thủy sản và cơ chết hiện đại hóa đội tàu…

Theo: Văn Hùng - Thanh Hà/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 240


Hôm nayHôm nay : 79803

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1165555

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71392870