17:50 EST Thứ hai, 25/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Việt nam, quốc gia biển của tương lai

Thứ bảy - 21/01/2017 04:45
(Thủy sản Việt Nam) - Một đất nước với trên 3.260 km bờ biển và rất nhiều hải đảo, Việt Nam xứng đáng được xem là “cường quốc biển”. Nếu cộng thêm diện tích biển thì nhiều địa phương của nước ta đều đang sở hữu một di sản lớn lao để phát triển đất nước.

Ngày 15/3/1961, thăm Bộ đội Hải quân lần thứ hai, Bác Hồ nhắc nhở: “Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng. Ngày nay ta có ngày, có trời, có biển. Bờ biển ta dài, tươi đẹp, ta phải biết giữ gìn lấy nó”. Ý nghĩa của biển rất lớn. Mặc dù biển cả nhiều dông bão, dân cư thưa thớt, không có những “đất vàng”, không có những trung tâm kinh tế rực rỡ như trong đất liền, nhưng kinh tế biển và vùng ven biển Việt Nam đang âm thâm đóng góp khoảng 47- 48% GDP cả nước.

Tuy vậy, nếu nhìn về biển mà chỉ thấy tài nguyên, thấy “biển bạc” thấy tôm cá và dầu mỏ là không đủ. Tài nguyên biển của chúng ta còn bao gồm cả những ngư dân nữa, những người ngày đêm bám biển, có kiến thức sâu rộng về biển, những kỹ sư biển, những người lính hải quân và gia đình của họ. Chính họ mới là những người làm chủ biển đảo quê hương, chính họ cũng là tài sản vô giá của dân tộc.

Ngày 10/4/1956, nói chuyện tại Hội nghị cán bộ cải cách miền biển, Bác Hồ đã khẳng định: “Đồng bằng là nhà, mà biển là cửa. Giữ nhà mà không giữ cửa có được không? Kẻ gian tế nó sẽ vào chỗ nào trước? Nó vào ở cửa trước (…) Cho nên một nhiệm vụ quan trọng của đồng bào miền biển là phải bảo vệ bờ biển. Đồng bào miền biển là người canh cửa cho Tổ quốc”.

Nhìn lại lịch sử có thể khẳng định Việt Nam là quốc gia biển. Biển đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình hình thành nên đất nước, dân tộc, văn hóa và tín ngưỡng của người Việt. Bắt đầu bằng câu chuyện cha Rồng mẹ Tiên với 50 người con lên rừng, 50 người con xuống biển. Minh triết thửa sơ khai đã khẳng định biển là “đất” của người Việt. Suốt chiều dài dựng nước và giữ nước, biển là cánh cửa lớn giúp người Việt giao lưu với các nền văn hóa khác. Từ rất sớm trên đất nước này đã có sự hội tụ tất cả các tín ngưỡng, tôn giáo lớn của thế giới: Phật giáo, Ấn Độ giáo, Hồi giáo, Thiên chúa giáo. Cũng rất thú vị rằng đây là sự gặp gỡ và phát triển trong hòa bình.

Ngư dân Đà Nẵng trên ngư trường Hoàng Sa Ảnh: Xuân Trường

Ngư dân Đà Nẵng trên ngư trường Hoàng Sa  Ảnh: Xuân Trường 

Dân biển có tín ngưỡng riêng: Tục thờ Bà, Cậu - Một biến thể của tín ngưỡng thờ Mẫu - Có con vật linh - cá Ông. Một số chi tiết trong tập tục khá thú vị vén bức màn về cuộc sống của người dân trên biển về sự sống và cái chết ấy là ngôi mộ gió, chiếc chiếu trong hành trang của người lính Hoàng Sa - Trường Sa. Họ chuẩn bị, chấp nhận sự chết trên biển như một điều đương nhiên: Biển cũng là đất. Chết, đưa thi thể vào biển cũng như sự trở về đất mẹ, thanh thản. Đến các làng chài hôm nay ta vẫn luôn thấy nó hơi khang khác. Từ tập tục sống, kinh nghiệm, lịch sản xuất, hệ thống thành ngữ, ngạn ngữ... đến kết cấu các phường, hội. Có thể nhận thấy rất rõ, những con người sống trên bờ đấy nhưng hồn thì thuộc về biển.

Sự phát triển của các đô thị lớn nhất ở Việt Nam cũng luôn gắn với biển, hướng ra biển. Đầu tiên phải nói đến kinh thành Thăng Long, dù rất sâu trong đất liền nhưng vẫn hướng ra biển. Cùng với Thăng Long là Phố Hiến, điểm tiền trạm để kinh thành thông ra biển. Càng xuôi về phía Nam, xu thế “phụ thuộc” vào biển càng rõ nét, từ Đồng Hới - Kinh đô cũ của người Chăm, Huế, Đà Nẵng, Hội An, Quy Nhơn, Nha Trang, rồi TP Hồ Chí Minh xuôi xuống Tiền Giang, Cần Thơ, Bạc Liêu, Cà Mau, Hà Tiên tất thảy đều mở hướng ra biển. Xu thế này càng ngày càng mạnh với hệ thống các đô thị miền duyên hải, trung tâm của các địa phương năng động nhất.

Biển Vũng Tàu thu hút nhiều du khách Ảnh: dulich.com

Biển Vũng Tàu thu hút nhiều du khách  Ảnh: dulich.com 

Trò chuyện với chúng tôi, Nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy sản Nguyễn Hồng Cẩn kể lại rằng, năm 1975 đất nước thống nhất, lãnh đạo Đảng và Nhà nước vô cùng phấn khởi nói rằng: “Chúng ta đã giải phóng được biển Đông và đất nước ta sẽ phát triển chính từ đây”. Tất cả mọi người đều rất kỳ vọng vào ngành thủy sản sẽ đưa đất nước vượt qua thời kỳ gian khó sau chiến tranh. Chính bác Nguyễn Hồng Cẩn là người được cử vào miền Nam để tiếp quản ngành thủy sản, nơi lúc ấy đã xuất khẩu được rất nhiều mặt hàng ra nước ngoài và là nguồn thu rất lớn của chế độ cũ. Nhưng trong hoàn cảnh bị cấm vận, các hợp tác xã nghề cá của chúng ta không tiêu thụ được sản phẩm đến mức “thu nhập không phải từ cá mà từ việc bán dầu được cấp phát đi đánh cá”. Nhờ nỗ lực mở cửa, chủ động đi tìm thị trường mà ngành thủy sản đã “đột phá” xuất khẩu sản phẩm đi nhiều nước, trong đó đa số là các nước tư bản và vực dậy ngành đánh cá trong thời kỳ đổi mới.

Tuy vậy, bác Cẩn cũng nói rằng, so với kết quả của xuất khẩu thủy sản ngày nay thì ngành thủy sản nước ta đã bước vào một thời kỳ mới, khi kim ngạch xuất khẩu đã lên tới nhiều tỷ đô la Mỹ, vượt xa thời kỳ bắt đầu đổi mới. Mặt khác, trong khoảng 20 năm gần đây, Việt Nam đã phát triển mạnh ngành nuôi trồng chứ không còn thiên về đánh bắt như trước. Những vùng đất bom đạn hoang hóa, những vùng đồi cát bỏ hoang, các vùng trũng sình lầy, những cánh đồng bị mặn thâm nhập giờ đây đã trở thành những vùng nuôi trồng thủy sản hiện đại, được cả thế giới biết tới.

Tuy vậy, nhiều ý kiến vẫn cho rằng Việt Nam chưa thực sự đặt biển đúng vị trí của nó. Chẳng hạn trong một cuộc hội thảo quốc tế về quy hoạch Đồng bằng sông Cửu Long, nhiều ý kiến đã cho rằng việc quy hoạch các khu vực đồng bằng phải gắn với quy hoạch phát triển kinh tế biển. Thậm chí phải lấy đất liền làm bàn đạp để vươn xa ra biển, không nên giữ tư duy quy hoạch biển và quy hoạch trên bờ là hai loại khác nhau.

Trò chuyện với chúng tôi, ông Doãn Mạnh Dũng - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Biển TP Hồ Chí Minh cũng phản ánh tình trạng quy hoạch các cảng biển hiện chưa gắn với quy hoạch tổng thể. Ở các nước phát triển thì chính các thành phố kinh tế biển sẽ thay đổi diện mạo kinh tế - xã hội khu vực ven biển, chứ không chỉ đơn giản là đầu mối xuất nhập khẩu hàng hóa. Có lẽ ngoài những “thành phố biển” đúng nghĩa như Hải Phòng, Nha Trang, Vũng Tàu… Việt Nam chưa có nhiều thành phố lấy biển làm trung tâm. Ví dụ ở Đồng bằng sông Cửu Long, hiện nay vẫn chưa có thành phố hoặc trung tâm cảng biển nào tầm cỡ khu vực có thể thực sự thu hút được các nhà đầu tư và có quy mô dân số vượt trội để hướng ra biển với một tầm vóc mới.

Các chuyên gia môi trường cũng cảnh báo tình trạng ô nhiễm biển ngày càng nghiêm trọng, do các khu công nghiệp nằm dọc các con sông lớn và ven biển xả thải vào biển. Việc bảo vệ môi trường biển chưa được đặt ra cấp thiết, trong khi hậu quả của việc xả thải vô tội vạ vào biển đã làm điêu đứng ngư dân và ảnh hưởng đến thương hiệu ngành thủy sản.

TS Trương Đình Hiền trong một bài viết đã phân tích: “Hiện tại cả nước vẫn chưa có một viện nghiên cứu về công trình biển và viện kinh tế biển để phục vụ cho sự phát triển của chúng ta. Lực lượng khoa học và công nghệ biển còn yếu kém, chắp vá và lạc hậu rất xa so với yêu cầu và nhiệm vụ đòi hỏi của đất nước. Lạc hậu và yếu kém so với các nước láng giềng. Chúng ta cần có một quốc sách về biển làm cơ sở cho mọi hoạt động của nền kinh tế biển cũng như bảo vệ vùng biển của chúng ta”.

Nghị quyết số 09-NQ/TW của Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020” cũng nêu rõ: “Đến năm 2020, phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, đảo, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm cho đất nước giàu mạnh”. Để thực hiện mục tiêu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, chắc chắn cần một sự quyết liệt nỗ lực lớn của cả bộ máy chính trị, kinh tế và người dân, để sớm đưa đất nước thành một cường quốc biển, xứng với vị trí và tiềm năng vốn có của đất nước Việt Nam. 


>>Nói về biển với người dân Việt, Tiến sĩ Sử học Nguyễn Quang Thái đã nhận định: “Người Việt đứng chân trên biển”. Vị tiến sĩ quê Quảng Bình trao đổi: “Đôi khi chúng ta nhầm khi nói nhìn ra biển, hướng ra biển, thực chất người Việt sống trên biển, nhìn từ biển. Chúng ta có văn hóa biển”.
Nguyễn Anh - Đức Thảo 
http://thuysanvietnam.com.vn/
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 231


Hôm nayHôm nay : 62410

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1211248

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71438563