Ông Nguyễn Văn Quang, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long cho biết, qua 5 năm Vĩnh Long đã huy động được hàng ngàn tỷ đồng xây dựng NTM, giúp các địa phương thực hiện thành công nhiều tiêu chí.
Kết quả, đến nay toàn tỉnh có 23 xã đạt chuẩn NTM, chiếm 25% số xã xây dựng NTM trong toàn tỉnh; 15,7% số xã đạt 15 - 18 tiêu chí; tất cả các xã còn lại đạt từ 10 - 14 tiêu chí.
Đặc biệt, tiêu chí hộ nghèo triển khai rất thành công với 86/89 xã đạt; 89/89 xã đạt tiêu chí hình thức sản xuất và hưởng lợi lớn từ việc thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Giá trị sản phẩm trồng trọt và nuôi trồng thủy sản đạt 160 triệu đồng/ha/năm, tăng 9,55% so với năm 2011. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng từ 101,4 triệu đồng/ha/năm 2011 lên 160 triệu đồng/ha/năm 2015.
Ông Nguyễn Văn Liêm, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Vĩnh Long cho biết, việc thực hiện Đề tái cơ cấu đã góp phần rất lớn trong việc xây dựng NTM.
Kết quả, giá trị SX nông nghiệp năm 2015 đạt 2,6%, tăng 0,6% so với kế hoạch. Cánh đồng mẫu lớn đạt trên 15.000 ha, chiếm 1/ diện tích lúa. Hình thức tổ chức sản xuất đã góp phần tăng thu nhập trên từng đơn vị diện tích.
Ông Đào Thành Tín, Bí thư Đảng ủy xã Long Mỹ (huyện Mang Thít) cho biết, sau 2 năm đạt chuẩn NTM, xã đã tập trung nâng chất 19 tiêu chí
Thu nhập bình quân người dân khu vực nông thôn đạt 26,11 triệu đồng/người/năm, tăng 1,92 lần so với năm 2010. Giải pháp của ngành nông nghiệp trong thời gian tới là tập trung mạnh cho việc thực hiện xây dựng NTM và Đề án tái cơ cấu nông nghiệp.
Bà Huỳnh Chí Linh, Phó Chủ tịch UBND huyện Tam Bình cho biết, NTM đã, đang và sẽ giúp cho người dân hưởng lợi. Sau 5 năm, Tam Bình đã có 5/16 xã đạt chuẩn, trong đó xã Phú Lộc không nằm trong kế hoạch xã điểm nhưng đã đạt chuẩn từ năm 2015.
Bà Linh chia sẻ, để đạt được kết quả trên, trong 5 năm qua huyện đã chỉ đạo các địa phương tập trung tuyên truyền cụ thể lợi ích của các tiêu chí.
Khi triển khai tiêu chí thì công bố cho người dân rõ phần nhà nước đầu tư, nhân dân đóng góp và lợi ích mang lại khi tiêu chí hoàn thành. Huyện Tam Bình luôn bám sát từng địa phương và cùng địa phương tháo gỡ những khó khăn của các tiêu chí.
Đặc biệt tiêu chí thu nhập được đầu tư nhiều thời gian, công sức. Theo đó, huyện chỉ đạo các xã ứng dụng mạnh mẽ các tiến bộ KHKT và nhân rộng các mô hình hiệu quả, nâng chất tổ hợp tác sản xuất, HTX nên đã hạn chế tình trạng “cò” từ khâu vật tư đầu vào đến đầu ra.
Khâu giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, qua 5 năm Tam Bình đã thành lập được 9 làng nghề và 3 HTX tiểu thủ công nghiệp, tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động. Ngoài ra, huyện đã thành lập được Trung tâm Xúc tiến và giới thiệu việc làm.
Theo: nongnghiep.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn