Hệ thống cống rãnh tại xã Chấn Hưng, huyện Vĩnh Tường được kiên cố hóa góp phần hoàn thành tiêu chí môi trường
Cụ thể, trong năm 2018, Vĩnh Phúc dành gần 1.000 tỷ đồng cho chương trình xây dựng NTM. Trong đó, ngân sách tỉnh gần 110 tỷ đồng; ngân sách huyện 3,7 tỷ đồng; ngân sách xã gần 87 tỷ đồng; vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án gần 175 tỷ đồng; vốn doanh nghiệp và các tổ chức khác hơn 527 tỷ đồng; vốn huy động từ cộng đồng dân cư và nguồn khác hơn 23 tỷ đồng.
Trong những năm qua, nhờ triển khai, thực hiện hiệu quả Nghị quyết 03 của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2006 - 2010, định hướng đến năm 2020 nên khi bước vào xây dựng nông thôn mới, Vĩnh Phúc có nhiều thuận lợi và đạt được mức trung bình tiên tiến so với nhiều tỉnh. Đầu năm 2011, toàn tỉnh có 14 xã đạt từ 10 - 14 tiêu chí; 80 xã đạt từ 5 - 9 tiêu chí và 18 xã đạt dưới 5 tiêu chí.
Đến tháng 10/2017, đã có 2 huyện là Yên Lạc và Bình Xuyên trở thành huyện nông thôn mới; 91/112 xã đạt 19/19 tiêu chí; 77/112 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Bình quân số tiêu chí/xã là 17,87% tiêu chí, tăng 11,6% so với năm 2010.
Cùng với đó, UBND tỉnh Vĩnh Phúc cũng đã ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM của tỉnh giai đoạn 2017-2020 với tổng kinh phí thực hiện hơn 4.251 tỷ đồng. Số vốn này được huy động và lồng ghép từ nhiều nguồn khác nhau.
Thời gian tới, tỉnh đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền với nhiều nội dung phong phú, hình thức đa dạng về những cách làm hay, mô hình hiệu quả, nhân rộng điển hình tiên tiến, tạo nên phong trào mới và những chuyển biến tích cực rộng khắp trên toàn tỉnh.
Đa dạng hóa các phương thức huy động nguồn lực từ nhân dân, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, nhất là nguồn lực tại chỗ của nhân dân; đào tạo nghề, bồi dưỡng và cập nhật kiến thức cho nông dân; ưu tiên lồng ghép các nguồn vốn triển khai xây dựng NTM...
Để tận dụng tốt nguồn vốn đầu tư, đồng thời hoàn thành mục tiêu xây dựng NTM của tỉnh, UBND tỉnh Vĩnh Phúc yêu cầu các ngành và địa phương trong tỉnh tăng cường chỉ đạo và tuyên truyền để người dân tự nguyện tham gia và ủng hộ nhiệt tình phong trào xây dựng NTM. Bảo đảm việc bố trí, sử dụng nguồn vốn cho chương trình phải được giải quyết kịp thời cũng như thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ để không gây thất thoát, lãng phí.
Vĩnh Phúc đã huy động được hơn 8.967 tỷ đồng thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2016, trong đó vốn huy động từ doanh nghiệp và cộng đồng dân cư chiếm 7,87%. |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn