02:58 EST Thứ hai, 13/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Vụ đông 30.000 tỷ đồng: Lại canh cánh nỗi lo tiêu thụ

Thứ sáu - 13/12/2019 08:06
Theo đánh giá của ngành nông nghiệp, chưa năm nào sản xuất cây vụ đông thuận lợi như năm nay, cả về thời tiết lẫn điều kiện sản xuất, với dự báo sản lượng tăng cao. Tuy nhiên, tình trạng được mùa - mất giá đang trở thành nỗi lo của nhiều người khi khâu liên kết sản xuất, tiêu thụ còn nhiều hạn chế.

Đó cũng là những nội dung được đưa ra bàn bạc sôi nổi tại Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp chủ đề “Liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cây vụ đông vùng đồng bằng sông Hồng”, do Trung tâm Khuyến nông quốc gia và Sở NNPTNT tỉnh Hà Nam phối hợp tổ chức ngày 5/12.

Giá trị sản xuất đạt hàng chục nghìn tỷ đồng

 vu dong 30.000 ty dong: lai canh canh noi lo tieu thu hinh anh 1

Các đại biểu thăm mô hình trồng cải bắp xuất khẩu tại xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng, Hà Nam. Ảnh: Thuý Hiên

Theo TTKNQG, khu vực đồng bằng sông Hồng có diện tích sản xuất cây vụ đông lớn nhất các tỉnh phía Bắc, trong đó 11 tỉnh, thành trong khu vực đều sản xuất với diện tích lớn nhờ điều kiện khí hậu thích hợp, chủng loại cây trồng tương đối đa dạng...

Theo báo cáo của Trung tâm Khuyến nông quốc gia (TTKNQG), sản xuất vụ đông những năm qua luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của ngành nông nghiệp từ T.Ư đến địa phương. Ở T.Ư, Bộ NNPTNT hàng năm đều tổ chức hội nghị sơ kết, đánh giá kết quả sản xuất của vụ đông năm trước và triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông năm sau; ở địa phương, các Sở NNPTNT, ban ngành cũng tích cực vào cuộc.

Theo báo cáo của Cục Trồng trọt, đến cuối tháng 11/2019, tổng diện tích vụ đông tại các tỉnh phía Bắc đã đạt gần 30.000ha, bằng khoảng 80% kế hoạch. Tuy nhiên, diện tích sản xuất cây vụ đông những năm gần đây liên tục sụt giảm, chủ yếu giảm ở nhóm cây ngô, đậu tương, lạc, khoai tây, khoai lang.

Cục Trồng trọt cho rằng, diện tích canh tác cây vụ đông giảm chủ yếu do những nguyên nhân chính: Điều kiện sản xuất rất ngặt nghèo đối với phần lớn các loại cây trồng; giá đầu vào sản xuất (giống, vật tư, phân bón, thuốc BVTV...) liên tục tăng, làm tăng giá thành sản xuất. Đặc biệt, vấn đề tiêu thụ sản phẩm còn nhiều khó khăn, nông dân chưa bao giờ hết lo cảnh được mùa mất giá, được giá mất mùa.

Ngoài ra, diện tích sản xuất cây vụ đông cũng chưa được quy hoạch tốt, ruộng sản xuất còn manh mún, chưa hình thành những vùng sản xuất quy mô lớn, tỷ lệ áp dụng cơ giới hóa còn thấp... nên hiệu quả chưa cao, chưa đủ sức hấp dẫn bà con nông dân.

Tuy nhiên, sản xuất vụ đông khoảng 2-3 năm gần đây đang có nhiều dấu hiệu tích cực khi giá trị thu nhập liên tục tăng. Theo Cục Trồng trọt, năm 2018 tổng giá trị cây vụ đông đạt khoảng 27.000 tỷ đồng, tăng trên 1.000 tỷ so với vụ đông năm 2017. Có được kết quả này là do cơ cấu cây trồng vụ đông 2018 đã có sự chuyển dịch khá mạnh từ nhóm có giá trị thấp sang những loại có giá trị cao hơn như: Nhóm cây dược liệu; nhóm rau ăn củ, ăn quả chất lượng cao; ngô thực phẩm; hoa chất lượng cao, cây cảnh... Nhiều mô hình sản xuất trong nhà màng, nhà lưới gắn với sơ chế, chế biến đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm có thị trường đầu ra ổn định; trồng rải vụ... nên đã giúp người nông dân tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích.

 vu dong 30.000 ty dong: lai canh canh noi lo tieu thu hinh anh 2

Các đại biểu và bà con nông dân thăm mô hình liên kết trồng hoa công nghệ cao tại xã Phù Vân, TP. Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. Ảnh: Thúy Hiên

Đột phá từ liên kết, ứng dụng công nghệ cao

Theo TTKNQG, những năm gần đây các mô hình sản xuất điển hình, ứng dụng công nghệ cao đang lan tỏa ở hầu hết các tỉnh đồng bằng sông Hồng. Đơn cử như ở Hà Nội có mô hình trồng khoai tây đông gắn với tiêu thụ sản phẩm quy mô 20ha, năng suất 18,2 tấn/ha, giá trị thu nhập trên 160 triệu đồng/ha, lợi nhuận đạt gần 100 triệu đồng/ha, cao hơn gấp nhiều lần so với trồng đậu tương đông.

Tại diễn đàn, ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Hà Nam cho biết: “Đối với vụ đông, xu hướng sẽ ngày càng bị thu hẹp diện tích do phải đối mặt với nhiều khó khăn. Do đó Hà Nam đã đẩy mạnh một số mô hình ứng dụng công nghệ cao và thực tế, đây đang là điểm đột phá gia tăng năng suất, giá trị cây vụ đông”.

Ông Hùng cũng nêu một số ví dụ về hiệu quả trong khâu liên kết, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất cây vụ đông như mô hình sản xuất dưa chuột, cà chua trong nhà kính của Công ty VinEco quy mô 6ha, giá trị đạt 4,5 tỷ đồng/ha/năm. Mô hình sản xuất cây giống trong nhà kính, trồng dưa vân lưới cao cấp của Công ty CP Đầu tư và Phát triển nông nghiệp công nghệ cao Hà Nam, quy mô 6,5ha, giá trị thu nhập ước đạt 1,5 - 1,8 tỷ đồng/ha/vụ.

Đặc biệt là tại đây, bà con nông dân đang nhân rộng diện tích sản xuất các loại rau cải ăn lá, cải bắp, su hào, dưa chuột, cà chua... trong nhà màng, nhà lưới theo quy trình VietGAP, GlobalGAP, trong đó sản phẩm rau cải bắp đã được ký kết xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản; các loại rau, củ quả sạch được tiêu thụ ở hệ thống siêu thị Vinmart, Aeon, tạo việc làm ổn định cho 200 lao động địa phương với thu nhập từ 4 - 6 triệu đồng/người/tháng.

 vu dong 30.000 ty dong: lai canh canh noi lo tieu thu hinh anh 3

Lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông quốc gia, ngành nông nghiệp thăm quan một số gian trưng bày nông sản bên lề Diễn đàn. Ảnh: Thuý Hiên 

Ông Kim Văn Tiêu - Phó Giám đốc TTKNQG nhấn mạnh: Diễn đàn lần này đã tập trung trao đổi về nhiều vấn đề trong liên kết sản xuất: Tại sao phải liên kết, liên kết sản xuất như thế nào, làm gì để xây dựng mối liên kết bền vững... Qua đó, nhằm giúp nông dân nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của liên kết chuỗi trong sản xuất nông nghiệp.

Về định hướng phát triển vụ đông 2019, đại diện Cục Trồng trọt nhấn mạnh cần xác định rõ đối tượng cây trồng, cơ cấu giống cần tập trung phát triển, mở rộng diện tích gieo trồng, các biện pháp kỹ thuật, chế biến phù hợp. Trong đó, nhóm cây trồng chủ lực trong vụ đông gồm: ngô, đậu tương, khoai lang, khoai tây và rau đậu các loại. Nhóm cây ưa ấm nên bố trí với tỷ lệ trên 60%; nhóm cây ưa lạnh dưới 40%.

Tiếp tục đa dạng hóa các nhóm cây khác, đặc biệt chú ý trồng rải vụ đối với cây rau nhằm giảm áp lực tiêu thụ. Mở rộng diện tích các đối tượng có thị trường tiêu thụ tốt, ổn định như: Dưa chuột bao tử, ớt, bí xanh, bí ngô, khoai tây chế biến, cây dược liệu, các loại nấm ăn, nấm dược liệu...

Mục tiêu sản xuất vụ đông 2019-2020: 

Diện tích: Phấn đấu đạt 400.000ha (tăng 15.800ha so với vụ đông 2018). Tập trung phát triển một số cây trồng có giá trị kinh tế cao, có hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho bà con nông dân.

- Sản lượng: phấn đấu đạt 4,734 triệu tấn (tăng 282,1 nghìn tấn so với vụ đông 2018).

- Tổng giá trị sản xuất: Phấn đấu đạt khoảng 30.000 tỷ đồng (giá tại thời điểm), tăng khoảng 3.000 tỷ đồng so với 2018 - 2019.

- Trung bình giá trị sản xuất đạt khoảng 75 triệu đồng/ha.

Theo Minh Huệ/danviet.vn
Xem bài viết gốc tại đây
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: sản xuất

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 233

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 231


Hôm nayHôm nay : 36092

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 524792

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73571763