12:39 EST Thứ hai, 25/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Vùng đất nghèo thay áo mới

Thứ hai - 04/05/2015 03:21
Từ một vùng đất nghèo, khó khăn, thiếu thốn, giao thông bị cô lập, nhà cửa lụp xụp… giờ đây, 40 năm sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, huyện Cờ Đỏ (TP. Cần Thơ) – vùng đất cách mạng anh hùng năm xưa đã thay áo mới.
Trường mầm non thị trấn Cờ Đỏ đạt chuẩn Quốc gia

Trường mầm non thị trấn Cờ Đỏ đạt chuẩn Quốc gia


Địa chỉ đỏ năm xưa
 
Cờ Đỏ là huyện thuần nông của TP. Cần Thơ, trước đây thuộc vùng Ô Môn - nơi có truyền thống cách mạng, là chiếc nôi gieo mầm đầu tiên cho hạt giống đỏ cách mạng TP. Cần Thơ.
 
Mang danh nghĩa là một quận, nhưng sau ngày giải phóng Cờ Đỏ do nằm ở vị trí heo hút, sản xuất chủ yếu là trồng lúa nước một vụ, năng suất bấp bênh. Kết cấu hạ tầng về giao thông, thủy lợi không có gì nên việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất khó khăn. Năng suất tối đa cũng chỉ ở mức 15 đến 20 giạ/công, lại thường xuyên bị lũ lụt tàn phá. Là huyện lỵ nhưng không có điện thắp sáng. Tỉ lệ dân số mù chữ ở mức cao. Công tác chăm sóc sức khỏe bị hạn chế dẫn đến đời sống hết sức khó khăn… Đặc biệt, đội ngũ cán bộ và cơ sở vật chất thiếu thốn trầm trọng sau nhiều lần chia tách. Xã hội tồn dư nhiều tệ nạn xã hội. Sau khi trở thành huyện lỵ Cờ Đỏ, Đảng bộ phát huy truyền thống quê hương cách mạng, tranh thủ mọi nguồn lực, phấn đấu vượt mọi khó khăn, biến vùng đất khô cằn trở thành vùng quê trù phú, phát triển nhiều mô hình kinh tế, thương mại, tiểu thủ công nghiệp…
 
Bây giờ về Cờ Đỏ không còn cảnh phải đi đò nửa ngày trời như những năm trước. Sự thay đổi của Cờ Đỏ bắt nguồn từ sự đột phá về giao thông. Bằng nhiều nguồn lực, Cờ Đỏ đầu tư xây dựng mới hơn 154km đường giao thông và 156 cây cầu các loại với tổng kinh phí khoảng 153 tỉ đồng, nên giờ đây tất cả 10 xã, thị trấn đều có đường ô tô về đến nơi. Nhiều tuyến đường quan trọng được xây dựng như tuyến tỉnh lộ 922 Ô Môn – Cờ Đỏ, tuyến Cờ Đỏ - Nóc Bằng đi xã Thới Đông nối với tỉnh Kiên Giang; tuyến Bốn Tổng – Một Ngàn nối từ quốc lộ 80 kéo dài qua tỉnh Hậu Giang đến Cà Mau; tuyến Cờ Đỏ - Thốt Nốt… đã giúp Cờ Đỏ xóa bỏ "ốc đảo” về đường bộ. 
 
Những tuyến kênh lớn được nạo vét giúp ghe tàu có trọng tải lớn di chuyển dễ dàng. Cùng với phát triển giao thông, nông nghiệp, nông thôn được chú trọng đầu tư phát triển. Hàng loạt chợ nông thôn được đầu tư, nâng cấp thúc đẩy giao thương và đạt chuẩn theo quy định nông thôn mới. 
 
Bộ mặt nông thôn đã có sự khởi sắc với 272 công trình cơ bản được xây dựng, tổng nguồn vốn 757 tỉ đồng. Huyện chú trọng quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, đưa hơn 440 lượt cán bộ đi học văn hóa, nghiệp vụ chuyên môn, lý luận chính trị đáp ứng được nhiệm vụ trong thời kỳ mới, trong đó có 10 người được đào tạo sau đại học. 
 
Ông Lê Tấn Thủ, Bí thư Huyện ủy Cờ Đỏ cho biết: Nhiệm kỳ 2010-2015 này, Cờ Đỏ chú trọng phát triển nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh tạo chuyển biến mạnh về chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Có nhiều mô hình sản xuất giỏi như: nuôi ếch; nuôi cá lóc trong vèo; nuôi rắn; trồng nấm rơm, nấm bào ngư,… nhờ vậy đã giúp nhiều hộ nông dân đổi đời. Riêng đối với những hộ dân sản xuất lúa tham gia các mô hình "cánh đồng lớn” và các mô hình liên kết làm lúa giống chất lượng cao đã tăng thu nhập hàng chục triệu đồng/ha. 
 
Đến nay, toàn huyện xây dựng và nhân rộng cánh đồng lớn với diện tích 30.867ha, tăng lợi nhuận từ 3 đến 5 triệu đồng/ha. Huyện đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ nông nghiệp, thu hút đầu tư xây dựng nhà kho, lò sấy với kinh phí hàng trăm tỷ đồng, quy hoạch phát triển đồng bộ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp thu hút các thành phần kinh tế đầu tư phát triển như Dự án: "Chỉnh trang đô thị và cải thiện môi trường sống tại thị trấn Cờ Đỏ”. Nhờ đó, toàn huyện phát triển 925 cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp góp phần nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt 4.378,147 tỉ/4.000 tỉ đồng, đạt 109% so với cả nhiệm kỳ. 
 
Thông qua CVĐ "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” gắn với xây dựng nông thôn mới, xã Trung An được đầu tư 1.282 tỉ đồng xây dựng nông thôn mới, nhờ vậy được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) vào cuối năm 2013. Các xã Thới Hưng, Trung Thạnh, Thới Đông cũng đang trên bước đường hoàn thành các tiêu chí xã NTM.  Riêng Đông Thắng là xã loại 3 được xác định xã nghèo nhất thành phố, đã được Bộ Chỉ huy quân sự thành phố dồn sức đầu tư xây dựng trường lớp, mở rộng tỉnh lộ 922… phấn đấu đến năm 2020, Cờ Đỏ được công nhận là huyện nông thôn mới của TP. Cần Thơ.
 
Nói về nguyên nhân của những thành quả đạt được, ông Lê Tấn Thủ cho rằng yếu tố quyết định là giữ được sự đoàn kết nội bộ thông qua phát huy dân chủ cơ sở, thực hiện công khai, minh bạch, tăng cường cải cách hành chính nên ngoài sự hỗ trợ, giúp đỡ của các cấp còn có sự đóng góp to lớn về nguồn lực trong dân.
Theo: daidoanket.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 180


Hôm nayHôm nay : 62410

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1201686

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71429001