14:39 EDT Thứ bảy, 20/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

XDNTM ở Sóc Trăng: Một chặng đường nhìn lại

Thứ ba - 05/09/2017 20:29
Qua 6 năm (2011-2016) triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về XDNTM, diện mạo các vùng nông thôn trên địa bàn Sóc Trăng có nhiều khởi sắc; nhận thức của cả hệ thống chính trị và người dân được nâng cao; cơ sở hạ tầng được đầu tư nâng cấp; thu nhập và đời sống nhân dân từng bước được cải thiện.

Diện mạo nông thôn mới Mỹ Tú (Sóc Trăng).

Sóc Trăng là tỉnh ven biển, có đông đồng bào dân tộc thiểu số (chiếm trên 35% dân số) sinh sống. Tỉnh có 11 đơn vị hành chính, bao gồm 01 thành phố, 02 thị xã và 08 huyện với 109 xã, phường, thị trấn.

Khi bắt đầu triển khai Chương trình XDNTM, Sóc Trăng đã có 87 xã tham gia. Trong quá trình thực hiện, có 05 xã chuyển thành phường (Khánh Hòa, Vĩnh Phước, Vĩnh Châu – thị xã Vĩnh Châu; Vĩnh Biên, Long Tân – thị xã Ngã Năm) và 02 xã chuyển thành thị trấn (Đại Ngãi – Long Phú; An Lạc Thôn – Kế Sách). Đến nay, toàn tỉnh có 80 xã thực hiện Chương trình XDNTM.

Nếu xem XDNTM là một chặng đường, thì ở vạch xuất phát năm 2011, bình quân số tiêu chí đạt được của các xã rất thấp, chỉ đạt 6,34 tiêu chí (xã cao nhất đạt 10 tiêu chí, xã thấp nhất 3 tiêu chí), cở sở hạ tầng chưa hoàn thiện, đời sống của người dân vùng nông thôn còn nhiều khó khăn.

Trước thực tế đó, để huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và người dân, công tác chỉ đạo XDNTM luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền xem là một trong những nhiệm vụ chính trị hàng đầu, trong đó công tác tuyên truyền được xác định là trọng tâm, đi trước và thực hiện thường xuyên với nhiều hình thức đa dạng, phong phú như tuyên truyền miệng,  pano, phát tờ rơi, áp phích, tổ chức các hội thi, sân khấu hóa, xây dựng các chuyên đề về NTM  phát sóng định kỳ trên Đài Phát thanh và Truyền hình địa phương,... Nhờ vậy, nhận thức của các ngành, các cấp, nhất là của đại bộ phận người dân về XDNTM có sự chuyển biến rõ rệt. Từ việc thụ động, trông chờ vào sự đầu tư của Nhà nước với suy nghĩ “XDNTM là công việc của chính quyền, của Nhà nước”, người dân đã dần dần nhận thức được “mục tiêu cuối cùng của XDNTM chính là phục vụ cho vùng nông thôn, cho nhân dân”, từ đó tự giác, tích cực tham gia các phần việc XDNTM, điển hình như việc tự nguyện hiến đất đai, hoa màu làm đường giao thông nông thôn, đóng góp kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng, chỉnh trang nhà cửa...

Qua 6 năm triển khai Chương trình, các phương châm như “đồng thuận cao, thi đua giỏi, về đích sớm”, “việc dễ làm trước, việc khó làm sau”, “việc tốn ít tiền làm trước, việc tốn nhiều tiền làm sau”, “Nhà nước và nhân dân cùng làm” được các địa phương vận dụng xuyên suốt trong tổ chức thực hiện các hoạt động, tạo ra phong trào thi đua XDNTM sôi nổi, rộng khắp.

Bên cạnh đó, tỉnh Sóc Trăng luôn chú trọng đầu tư hỗ trợ phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Tổng nguồn vốn Chương trình XDNTM đầu tư hỗ trợ phát triển sản xuất trên địa bàn các xã giai đoạn 2011 – 2016 là 37.200 triệu đồng, đã xây dựng nhiều mô hình có hiệu quả trong cộng đồng dân cư như nuôi bò sữa, bò Sind, nuôi dê, cánh đồng lớn, vườn kiểu mẫu,….  Nhờ sự đầu tư này, thời gian qua, mặc dù đã gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là tình hình xâm nhập mặn nghiêm trọng năm 2016 nhưng sản xuất nông nghiệp vẫn phát triển ổn định như: mô hình cánh đồng lúa lớn tăng (đạt 277 mô hình với diện tích 28.648ha), diện tích cây ăn trái tăng (đạt 29.019ha) và từng bước hình thành các mô hình vườn cây ăn trái tập trung (vườn bưởi da xanh, cam sành, vú sữa huyện Kế Sách, vườn cam sành huyện Mỹ Tú, vườn mãng cầu gai thị xã Ngã Năm, vườn nhãn xuồng cơm vàng thị xã Vĩnh Châu), diện tích sản lượng tôm nước lợ tăng,…

Tính đến cuối năm 2016, bình quân số tiêu chí NTM đạt được là 14,36 tiêu chí/ xã. Sóc  Trăng đã có 21 xã đạt chuẩn NTM; các xã còn lại đạt 7 - 18 tiêu chí. Tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm 2-3%

Chặng đường 6 năm với đầy gian nan, thử thách, khi nhìn lại, tỉnh Sóc Trăng có quyền tự hào về những kết quả đạt được và vững niềm tin về sự thành công cho chặng đường tiếp theo - cán đích NTM sẽ là hình ảnh của  vùng nông thôn đáng sống, sáng - xanh - sạch đẹp - an toàn.

Theo: Nguyễn Văn Bớt/danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 408


Hôm nayHôm nay : 52032

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 912755

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64898699