02:33 EST Thứ hai, 13/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

XK nông sản thời thương chiến Mỹ – Trung: Cần chủ động và sáng tạo

Thứ bảy - 28/09/2019 06:50
KTNT Dù 2 bên đã đồng ý ngồi vào bàn đàm phám trong tháng 10 tới, nhưng cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung vẫn diễn tiến căng thẳng, phức tạp và khó lường.

Đồ gỗ hưởng lợi

Theo Tổng cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm nay, xuất khẩu đồ gỗ sang Mỹ đạt 2,249 tỷ USD, tăng 32,24% so với cùng kỳ 2018. Đây là mức tăng trưởng rất cao.

xk-go.jpg
Sản xuất đồ gỗ tại một doanh nghiệp ở Bình Dương. Ảnh: Uyên Viễn

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã tác động tiêu cực tới các công ty sản xuất nội thất của Trung Quốc. Theo Bộ Công Thương, các công ty sản xuất nội thất Trung Quốc là bộ phận chịu tác động lớn nhất của chính sách thuế do Mỹ áp dụng đối với gói hàng hóa trị giá 200 tỷ USD của Trung Quốc.

Ngoài ra, cũng do tác động từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, Việt Nam đang có cơ hội tốt hơn để nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ Mỹ với giá dễ chịu hơn. Theo Tổng cục Hải quan, trong 5 tháng đầu năm nay, giá trị gỗ nguyên liệu nhập khẩu từ Mỹ tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện, Mỹ là thị trường cung cấp gỗ nguyên liệu lớn nhất cho Việt Nam.

Ông Nguyễn Quốc Khanh, Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP. Hồ Chí Minh (Hawa), đánh giá, tuy ngành sản xuất đồ gỗ ở Mỹ gần như không còn nhưng người Mỹ rất hiểu và thường sử dụng gỗ của họ, chính vì vậy, đồ gỗ Việt Nam được sản xuất từ gỗ nguyên liệu nhập khẩu từ Mỹ sẽ dễ dàng được chấp nhận hơn trên thị trường này.

Chủ động với điều kiện mới

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có công văn gửi Thủ tướng, kiến nghị những giải pháp ứng phó với tác động từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung tới xuất khẩu và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Việt Nam.

“Sự sụt giảm đáng kể trong kết quả xuất - nhập khẩu và thu hút FDI sau 1 năm căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đã cho thấy những ảnh hưởng bất lợi tới nền kinh tế Việt Nam. Trước tình hình này, chúng tôi buộc phải đề xuất giải pháp ứng phó cấp thiết để Thủ tướng và Chính phủ cân nhắc”, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI, cho biết.

Trường hợp cụ thể được VCCI nhắc đến là nông - thủy sản. Đây là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nhất, với mức tăng trưởng của nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc trong nửa đầu năm 2019 giảm 9,7 điểm phần trăm so với cùng kỳ (từ mức 16,5% cùng kỳ năm 2018) và thủy sản giảm 3,9 điểm phần trăm (từ mức 18,2% cùng kỳ năm trước).

Với kết quả trên, các doanh nghiệp đang thực sự gặp khó. Nguyên nhân của sự sụt giảm trên chủ yếu do phía Trung Quốc siết chặt các biện pháp quản lý nhập khẩu đối với nông - thủy sản và buộc một số loại nông sản phải nhập khẩu theo đường chính ngạch. Nhưng vấn đề sâu xa là, phần lớn quy định này đã có từ vài năm trước, nhưng chỉ tới đầu năm 2019, khi thương chiến Mỹ - Trung leo thang, Trung Quốc mới siết chặt việc thực thi.

Theo Bộ Công Thương, 8 tháng qua, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 38,6 tỷ USD, tăng 25,3% so với cùng kỳ năm trước.

Xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ dự báo tiếp tục tăng trưởng tích cực khi các nhà nhập khẩu Mỹ đẩy mạnh tìm kiếm hàng hóa thay thế hàng Trung Quốc và các cơ sở sản xuất mới sau khi dịch chuyển đầu tư.

Trong báo cáo mới nhất của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), bà Lệ Hằng, Phó tổng Thư ký VASEP cho biết, để xuất khẩu được vào thị trường Trung Quốc, các doanh nghiệp Việt phải thỏa mãn khá nhiều điều kiện mới.

Một là, phải có tên trong danh sách được phép xuất khẩu do Cục Quản lý chất lương nông - lâm và thủy sản (Nafiqad) công nhận.

Hai là, các lô hàng xuất khẩu phải kèm theo Chứng thư An toàn thực phẩm do Nafiqad cấp. Đặc biệt, thủy - hải sản của Việt Nam phải nằm trong danh mục 120 loài đã được đánh giá và cho phép nhập khẩu vào Trung Quốc, phải có chứng nhận kiểm dịch, giấy C/O; bao bì đóng gói phải có tiếng Trung và tiếng Anh, phù hợp với tiêu chuẩn đóng gói của Trung Quốc...

Thời gian cập nhật danh sách doanh nghiệp đủ điều kiện xuất khẩu hàng vào Trung Quốc sẽ được Nafiqad và Tổng cục Hải quan Trung Quốc thực hiện hàng quý. Nghĩa là, từ nay đến cuối năm, sẽ chỉ có 2 đợt xem xét. Doanh nghiệp nào chậm trễ sẽ phải đợi khá nhiều thời gian.

Để giải quyết khó khăn trên, VCCI khuyến nghị các giải pháp nhằm trực tiếp gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp ở từng thị trường, đối với từng loại sản phẩm liên quan.

“Với thị trường Trung Quốc, trong lĩnh vực nông - thủy sản: phổ biến thông tin và hướng dẫn nông dân, các cơ sở sản xuất thực hiện các yêu cầu/quy định mới của Trung Quốc; phối hợp với cơ quan phía Trung Quốc để hỗ trợ đăng ký mã số cho hàng hóa, cơ sở sản xuất; hỗ trợ nông dân và các cơ sở nông sản…”, VCCI khuyến nghị.

Tổng quan hơn, VCCI đề nghị Chính phủ tiếp tục tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, cải cách thủ tục hành chính, rà soát để cắt giảm các điều kiện đầu tư kinh doanh bất hợp lý, cắt giảm chi phí sản xuất - kinh doanh cho doanh nghiệp...

Hãy tỉnh táo và sáng tạo

Cựu Bộ trưởng Bộ Thương mại  (nay là Bộ Công Thương) Trương Đình Tuyển cho rằng, trong tương lai gần, tác động của cuộc thương chiến đến kinh tế Việt Nam là khá lớn, nhưng theo hướng có lợi cho Việt Nam, vì “ta có thể thay thế một phần đáng kể lưu lượng thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ”.

Ngoài ra, các dòng vốn đầu tư rút khỏi Trung Quốc sẽ tìm đến Việt Nam như một điểm đến tiềm năng với điều kiện Việt Nam đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, chấm dứt tình trạng trên nóng (lãnh đạo quyết tâm) dưới lạnh (các cấp thực thi chậm chuyển đổi).

Tuy nhiên, ông Tuyển cũng cho rằng, Việt Nam phải tỉnh táo trước những thách thức đi liền với cơ hội vì những tác động tiêu cực có thể có. Một trong những công cụ mà Trung Quốc có thể sử dụng là giảm giá đồng nhân dân tệ. Khi đó, hàng Trung Quốc sẽ cạnh tranh hơn ở các thị trường mà hàng Việt Nam có mặt như Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản và cả ở chính Việt Nam.

Đấy là chưa nói đến chuyện Việt Nam sẽ là thị trường nhập khẩu các mặt hàng và công nghệ không cao đang dư thừa ở Trung Quốc, khi nước này đang muốn đẩy đi các công nghệ cũ để chuyển đổi sang công nghệ mới.

Một thách thức nữa, theo ông Tuyển, nhập khẩu từ Trung Quốc có thể gây khó khăn cho sản xuất trong nước, làm tăng nhập siêu từ Trung Quốc, gây sức ép lên tỉ giá tiền Đồng và đồng USD; nếu Việt Nam xử lý không tốt, sẽ làm lạm phát tăng, giảm giá trị đồng nội tệ và đe dọa ổn định vĩ mô.

Ngoài ra, Trung Quốc có thể bắt tay với một số doanh nghiệp Việt Nam đưa hàng hóa vào để tìm cách xuất khẩu qua Mỹ. Đây là nguy cơ có thể khiến hàng hóa xuất từ Việt Nam bị Mỹ tăng thuế, như đã xảy ra với thép và nhôm.

Theo ông Tuyển, các doanh nghiệp Việt Nam cần tích cực điều chỉnh cơ cấu thị trường theo hướng cân bằng hơn như giảm nhập khẩu từ Trung Quốc, nhất là các sản phẩm công nghệ cao, để tăng nhập khẩu các sản phẩm này từ Mỹ.

Ông Tuyển nhấn mạnh, khi các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) có hiệu lực, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường EU, thay vì chỉ tập trung vào thị trường Mỹ...

Theo số liệu mới đây của Bộ Nông nghiệp và PTNT, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản ước đạt 26,6 tỷ USD trong 8 tháng qua, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm trước, riêng tháng 8 đạt 3,6 tỷ USD, tăng 5% so với tháng 7.

Trong đó có 8 nhóm/sản phẩm có giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD tính từ đầu năm.

So với cùng kỳ năm ngoái, cơ cấu kim ngạch xuất khẩu ngành đã thay đổi nhẹ khi nhóm nông sản chính giảm 5%, nhóm lâm sản chính tăng 3,8% và thủy sản giảm 0,5%.

Giá trị xuất khẩu một số mặt hàng chính 8 tháng năm nay tăng so với cùng kỳ năm trước như cao su đạt 1,3 tỷ USD, tăng 8%; chè 150 triệu USD, tăng 23%; gỗ và sản phẩm gỗ  6,7 tỷ USD, tăng 18%; quế 107 triệu USD, tăng 19%; mây tre, cói 311 triệu USD, tăng 48%.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 166


Hôm nayHôm nay : 35061

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 523761

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73570732