20:31 EST Thứ năm, 09/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Xã Minh Khai, huyện Hoài Đức: Gắn sản xuất sạch với bảo vệ môi trường

Thứ năm - 06/04/2017 05:10
Từ làng nghề chuyên sản xuất tinh bột, những năm 1980, người dân Minh Khai bắt đầu phát triển nghề mới là chế biến bún phở khô từ gạo tẻ.
Đến năm 1990, xuất hiện thêm nghề tách vỏ đỗ xanh. Và cách đây hơn 10 năm, nhiều hộ trên địa bàn bắt tay vào sản xuất bánh kẹo. 
 
Đến nay, toàn xã có gần 600 hộ sản xuất kinh doanh đa dạng các loại sản phẩm như bún phở khô, tinh bột sắn, tinh bột dong giềng, tách vỏ đỗ xanh, sản xuất bánh kẹo… Trong đó, miến dong và bún phở khô là những sản phẩm chính của làng nghề  Minh Khai. từ việc các công đoạn chế biến nông sản thực phẩm chủ yếu sử dụng sức người, thì nay việc sản xuất đã phần nhiều được cơ giới hóa. Chất lượng nông sản cũng ngày một  nâng cao. Sự phát triển của làng nghề giúp mang tới thu nhập tương đối ổn định, nâng cao đời sống cho không chỉ người dân xã Minh Khai,  mà còn cho hàng ngàn lao động một số xã thuộc huyện Hoài Đức và các tỉnh lân cận như Phú Thọ, Vĩnh Phúc…
Trong xu thế phát triển của nền kinh tế thị trường, việc sản xuất miến dong, bún phở khô theo phương thức truyền thống được dự báo sẽ đứng trước sự cạnh tranh ngày một lớn. Điều này đặt ra vấn đề cấp thiết là cần xây dựng được những thương hiệu nông sản đặc trưng. Ông Nguyễn Chí Đức - Chủ tịch Hội Nông dân xã Minh Khai cho biết, đến cuối năm 2016, số hộ tham gia sản xuất chế biến nông sản thực phẩm lên tới hàng trăm, nhưng số cơ sở đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm chỉ “đếm trên đầu ngón tay”. Đây sẽ là thách thức lớn để nông sản địa phương chiếm lĩnh thị trường, có được lòng tin của người tiêu dùng.
Bên cạnh mức độ cạnh tranh ngày một lớn, quá trình phát triển làng nghề cũng đặt ra nhiều vấn đề về vệ sinh ATTP và ô nhiễm môi trường. Theo ông Đỗ Xuân Đáng - Chủ tịch UBND xã Minh Khai, chất lượng vệ sinh ATTP phụ thuộc nhiều vào điều kiện sản xuất. Do đó, nhu cầu đổi mới công nghệ, trang thiết bị phục vụ sản xuất là rất cấp thiết. “Hiện, địa phương đang tiếp tục mời gọi các tổ chức, DN về “cùng ăn, cùng ngủ” để tìm ra dây chuyền chế biến miến, bún phở khô theo hướng sạch hơn” - ông Đáng cho hay.
Về bài toán môi trường làng nghề, ông Đáng thông tin: UBND TP Hà Nội rất quan tâm tới sự phát triển của cụm làng nghề chế biến nông sản, thực phẩm thuộc ba xã: Minh Khai, Dương Liễu và Cát Quế. Theo đó, Nhà máy xử lý nước thải cho cụm công nghiệp làng nghề nêu trên đã được TP bố trí nguồn vốn triển khai từ năm 2016 và hiện đang trong quá trình hoàn thiện. Địa phương mong muốn các đơn vị liên quan tích cực giám sát, đôn đốc việc thực hiện để công trình sớm được hoàn thành, tiến tới giải quyết triệt để vấn đề ô nhiễm môi trường cho cụm làng nghề nơi đây.  
 
Theo: Trọng Tùng/kinhtedothi.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 175

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 172


Hôm nayHôm nay : 56140

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 334155

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73381126