20:41 EDT Thứ ba, 25/06/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Xã nghèo đột phá, về đích trước 2 năm nhờ xây dựng nông thôn mới

Thứ hai - 18/11/2019 06:54
Nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo, góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống, tăng thu nhập của người dân, đặc biệt là ở các địa bàn các xã nghèo, những năm qua huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đã thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ, bước đầu đã đạt được kết quả cao.

Huyện Đồng Hỷ có 7 xã thuộc diện được hưởng theo chương trình 135 (xã Văn Hán; Cây Thị; Hợp Tiến; Nam Hòa; Tân Long; Tân Lợi và Văn Lang). Trong đó, xã Nam Hòa, huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên) có trên 73% số hộ là người dân tộc Sán Dìu, sinh sống bằng nghề nông.

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), nhân dân xã Nam Hòa đã đóng góp gần 33 tỷ đồng và hiến trên 10ha đất xây dựng cơ sở hạ tầng, góp phần tích cực để xã về đích NTM sớm kế hoạch 2 năm. Nhờ đó, đời sống vật chất, tinh thần của người dân trong xã cũng dần được cải thiện. 

Gần 80km đường về xóm

Với 22 xóm, địa bàn rộng, điều kiện tự nhiên nhiều đồi núi, trước đây, tại một số xóm xa trung tâm xã Nam Hòa, những khi mưa bão gần như tách biệt với bên ngoài, bà con phải đi bộ men theo đường bờ ruộng để ra trung tâm xã. Có xóm 100% số hộ nghèo. Ông Lê Văn Lâm- Chủ tịch UBND xã chia sẻ, là xã đặc biệt khó khăn nên năm 2011 khi xây dựng NTM, địa phương luôn xác định cần nỗ lực để về đích vào năm 2020.

 xa ngheo dot pha, ve dich truoc 2 nam nho xay dung nong thon moi hinh anh 1

Ý thức tốt hơn vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường nên sản phẩm nông nghiệp làm ra tiêu thụ dễ dàng hơn. Ảnh: V.T

Chọn bước đột phá là tiêu chí giao thông, cấp ủy, chính quyền xã đặc biệt chú trọng tuyên truyền, vận động nhân dân cùng chung tay, góp sức, đặc biệt là việc hiến đất làm đường và đối ứng kinh phí. Đáp ứng mong mỏi của người dân, 100% số xóm đều tham gia hiến đất. Toàn xã có trên 2.500 hộ dân thì hơn 1.200 hộ đã hiến hơn 10ha đất để mở rộng các tuyến đường. Như xóm Đồng Chốc với hơn 50 hộ hiến trên 4.000m2 đất, xóm đã bê tông hóa 4km đường trục xóm.

Nếu như trước đây, người dân đi bộ ra trung tâm xã, hàng hóa làm ra tiêu thụ rất khó khăn thì nay, nhờ giao thông thuận lợi, thương lái đến tận xóm thu mua, cuộc sống đổi thay đáng kể.

Hiện, tất cả các tuyến đường trục xã, liên xã, trục xóm ở Nam Hòa đều nhựa hóa và bê tông hóa, với tổng kinh phí gần 61 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp hơn 27 tỷ đồng. Đồng thời với đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, Đảng bộ, chính quyền xã Nam Hòa đã khuyến khích người dân đầu tư phát triển sản xuất. Nhờ đó, đời sống đổi thay rõ nét, thu nhập bình đạt gần 31 triệu đồng/người/năm (tăng 9,5 triệu đồng so với năm 2011), tỷ lệ hộ nghèo còn 11,3% (năm 2011 là 40,5%). 

Làm giàu trên đất nghèo

Các xóm 135 xưa kia của xã nghèo Nam Hòa giờ đây đã không còn hiếm “đại gia”, nhiều hộ đã mua được xe ôtô. Ông Lê Văn Lâm - Chủ tịch UBND xã tự hào cho biết, người dân trong xã đã yên tâm cùng nhau phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, tăng cường tình đoàn kết, xây dựng gia đình, làng bản văn hóa ngày càng phát triển.

Con đường bê tông mới mở dẫn chúng tôi vào vườn cây ăn quả rộng mênh mông của gia đình anh Ngô Xuân Trường (38 tuổi, ở xóm Na Tranh). Là gương tiêu biểu của huyện Đồng Hỷ về khởi nghiệp nông nghiệp, anh Trường đã đầu tư cải tạo đồi rừng, đồi tạp thành đồi cây bạt ngàn hoa trái, thu nhập mỗi năm 600 triệu đồng.

Tham quan khu vườn từng chùm quả đang trĩu cành, khó có thể tin mới vài năm trước, đây còn là những quả đồi bỏ hoang toàn cây dại. Bằng đôi tay và khối óc, anh Trường cần mẫn san lấp, cải tạo đất để trồng cây. Hiện vườn nhà anh có 600 cây cam, 400 cây bưởi, 200 cây táo, 700 cây ổi, 5.000 gốc thanh long, gần 3ha chè, hàng năm thu nhập 600 triệu đồng, giải quyết việc làm cho 6 lao động.

Cùng với phát triển cây ăn quả, một số hộ gia đình đầu tư vào chăn nuôi. Mô hình chăn nuôi gà sinh học với 2.000 con ở xóm Ngòi Trẹo có 6 hộ dân tham gia. Chị Phạm Thị Nhâm, một hộ nghèo tham gia mô hình, cho biết chị có 300 con gà ta nuôi theo quy trình an toàn do Trạm Khuyến nông huyện tổ chức. Gà nhanh lớn, chất lượng thịt đảm bảo, sau 3 tháng, đạt từ 2,5 - 3kg/con. Nếu bán hết, thu được khoảng 80 triệu đồng, trừ các chi phí lãi 50 triệu. 

 
 
 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: thực hiện

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 288

Máy chủ tìm kiếm : 10

Khách viếng thăm : 278


Hôm nayHôm nay : 63177

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1638903

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 63721125