14:10 EST Thứ năm, 09/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Xã vùng cao chờ được tiếp sức

Thứ sáu - 29/07/2016 03:39
Từ khi bắt tay vào xây dựng nông thôn mới (NTM) đến nay đã 5 năm, nhưng xã Mường Chanh thuộc huyện vùng cao biên giới Mường Lát (Thanh Hóa) mới đạt được 4/19 tiêu chí.

5 năm được 4 tiêu chí

Đầu tháng 9.2011, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn công tác của T.Ư đã về thăm bà con các dân tộc huyện vùng cao, biên giới Mường Lát (Thanh Hóa). Tổng Bí thư đã lặn lội lên tận xã biên giới Mường Chanh - một xã xa xôi, khó khăn nhất của xứ Thanh. Tại đây, khi làm việc với cán bộ, nhân dân địa phương, Tổng Bí thư đã bày tỏ niềm hy vọng và tin tưởng vào sự thành công trong việc thoát nghèo ở Mường Lát. Tổng Bí thư nói: “Nếu Mường Lát giải quyết tốt việc thoát nghèo, đời sống của bà con được cải thiện, tôi hứa 5 năm nữa sẽ lại về thăm bà con đồng bào Mường Lát”.

 

Bản Chai - một trong những bản đang được chọn làm điểm xây dựng NTM ở xã Mường Chanh.      Ảnh:  H.Đ

Mặc dù 2 năm nay Mường Lát không phải xin gạo cứu đói vào dịp Tết Nguyên đán và giáp hạt nữa, nhưng vẫn chưa thể tự mình xây dựng thành công NTM, mà cần sự đầu tư thích đáng hơn từ tỉnh, Trung ương”.

Ông Lương Minh Thông

 

 

Sau ngày Tổng Bí thư về thăm, huyện Mường Lát đã bắt tay vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo, đồng thời chọn xã Mường Chanh làm xã điểm để xây dựng NTM. Phong trào xây dựng NTM ở Mường Chanh cũng bắt đầu được “khởi thủy” sau thời điểm ấy. Thế nhưng, đến nay dù đã 5 năm, địa phương này mới đạt chuẩn 4 tiêu chí.

Trò chuyện với NTNN, ông Lê Thế Thọ - Chủ tịch UBND xã Mường Chanh cho biết, Mường Chanh có tổng cộng 9 bản, dân số gần 3.500 người. Đời sống của bà con chủ yếu dựa vào nông, lâm nghiệp và dịch vụ nhỏ lẻ.

Vì vậy, để xây dựng thành công NTM ở xã vùng biên này là một vấn đề vô cùng khó khăn. “Do xuất phát điểm về điều kiện kinh tế của địa phương ở mức cực thấp, nên khi chính quyền và người dân bắt tay vào xây dựng NTM gặp rất nhiều trở ngại. Tỷ lệ hộ nghèo (theo tiêu chuẩn mới) ở Mường Chanh hiện chiếm tới gần 70%. Mặc dù Mường Chanh cũng được huyện và tỉnh quan tâm hỗ trợ, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, nhưng cố gắng lắm cũng mới có 4 tiêu chí đạt chuẩn. Hiện chúng tôi đã đề nghị cấp trên thẩm định thêm 3 tiêu chí nữa để nâng số tiêu chí đạt chuẩn lên 7/19 tiêu chí” - ông Thọ bộc bạch.

Lực bất tòng tâm?

Đến Mường Chanh, chúng tôi được ông Lò Văn Thoàn - Phó Chủ tịch UBND xã dẫn vào thăm bản Lách - bản của đồng bào Khơ Mú, đồng thời là một trong những bản khó khăn nhất của xã.

 Ông Trịnh Văn Sôm, ở bản Lách tâm sự: “Từ khi xã Mường Chanh bắt tay vào xây dựng NTM,  bản Lách chúng tôi cũng đã ít nhiều có thay đổi. Đường vào bản Lách đã có thể chạy được ô tô. Hệ thống điện lưới quốc gia đã được Nhà nước kéo đến tận nơi. Mặc dù bản Lách đang còn nhiều hộ nghèo, nhưng con em trong bản cũng đã được đến trường học cái chữ đầy đủ”.

Ông Lò Văn Thoàn cho biết thêm, bản Lách hiện có 52 hộ, với 245 khẩu, tuy nhiên cả bản có tới 45 hộ nghèo, số còn lại là các hộ cận nghèo. “Điều kiện ở đây khó khăn lắm nhà báo ơi. Ở địa phương chúng tôi không có tiềm lực kinh tế, trình độ dân trí còn thấp, nên đời sống của bà con còn vất vả và thiếu thốn vô cùng. Nếu không có sự hỗ trợ của Nhà nước bao năm nay, thì không biết đến bao giờ Mường Chanh mới khá được”- ông Thoàn chia sẻ.

Trò chuyện với chúng tôi xung quanh chuyện xây dựng NTM ở Mường Chanh, ông Lương Minh Thông - Bí thư Huyện ủy Mường Lát thẳng thắn nói: Để xây dựng NTM ở Mường Chanh và các xã khác của địa phương, những năm qua đội ngũ lãnh đạo huyện cũng trăn trở, lo lắng lắm. Thế nhưng “lực bất tòng tâm”, vì xuất phát điểm của huyện vô cùng thấp. Điều kiện kinh tế rất khó khăn, trình độ dân trí của toàn huyện hạn chế…, vì vậy, Mường Lát dựa vào sự hỗ trợ của Nhà nước là chính.

“Hiện nay, để xây dựng NTM ở Mường Chanh và các xã khác trong huyện, chúng tôi phải chọn giải pháp xây dựng từng bản một, chứ không thể xây dựng cả xã như miền xuôi được. Nguồn lực của huyện thì chưa đủ mạnh để tự làm NTM được, nên tất cả phải nhờ sự hỗ trợ, đầu tư của tỉnh và T.Ư. Chúng tôi cũng đã đề nghị tỉnh quan tâm hơn nữa cho Mường Lát, để tập trung đầu tư cơ sở vật chất, văn hóa, giáo dục, y tế, giao thông, thủy lợi…,  giải quyết công ăn, việc làm cho   người dân” - Bí thư Thông bộc bạch. 

Theo: danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 184

Máy chủ tìm kiếm : 6

Khách viếng thăm : 178


Hôm nayHôm nay : 56140

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 323490

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73370461