15:40 EST Thứ sáu, 24/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

‘Xanh’ từ sản xuất đến tiêu dùng để hướng đến nền kinh tế sạch

Thứ hai - 28/10/2019 09:29
- Bên cạnh sản xuất hướng đến tiết kiệm năng lượng hiệu quả và sạch, hệ thống phân phối hiện đại của Việt Nam cũng hướng đến phân phối “xanh”. Nhiều cửa hàng chuyên doanh hiện đã có sự nhận biết đầy đủ và cập nhật về các sản phẩm thân thiện với môi trường từ cả phía doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Tiết kiệm năng lượng nhờ áp dụng sản xuất sạch hơn trong ngành dệt may. Ảnh minh họa

Tại Hội nghị “Hành động sản xuất tiêu dùng hướng tới nền kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững” vừa được tổ chức cho thấy, nhằm hướng đến nền kinh tế sạch - kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững, ngành công thương đang đẩy sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng bền vững; xanh hóa hệ thống phân phối và phát triển chuỗi cung ứng các sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường; thay đổi hành vi tiêu dùng… 

Hiện tại các làng nghề, chất thải phát sinh cũng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và khó kiểm soát. Ô nhiễm chất vô cơ bắt nguồn từ các làng nghề dệt nhuộm, thủ công mỹ nghệ và mây tre đan, tái chế giấy, nước thải có hàm lượng cặn lớn và chứa nhiều chất ô nhiễm như dung môi, dư lượng các chất trong quá trình nhuộm, đánh bóng… Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, hiện nay, Việt Nam đang có 13 làng nghề bị đưa vào danh sách các cơ sở gây ô nhiễm môi trường cần phải được xử lý triệt để.

Bên cạnh đó, việc lưu thông hàng hóa, dịch vụ vẫn chủ yếu qua các kênh truyền thống, trong đó khoảng 40% lưu lượng hàng hóa thực hiện qua hệ thống chợ, 25% qua hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại còn lại 35% qua bán hàng trực tuyến, cửa hàng bán lẻ hộ gia đình. Các cơ sở phân phối này cũng ẩn chứa nguy cơ gây ô nhiễm nhựa và nilon…

Trước những thách thức về tài nguyên thiên nhiên đang ngày càng cạn kiệt, ô nhiễm môi trường ngày một trầm trọng, trong thời gian gần đây, Việt Nam đã có những chính sách để tạo điều kiện phát triển kinh tế sạch - kinh tế tuần hoàn. Theo đó, Chính phủ  đã ban hành Chương trình hành động quốc gia về Sản xuất và Tiêu dùng bền vững (SCP), Đề án phát triển ngành công nghiệp môi trường Việt Nam đến năm 2025 và Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020. Thông qua các Chương trình, chiến lược, các mô hình áp dụng sản xuất sạch hơn đã được xây dựng mà trong đó có các giải pháp giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng chất thải.

Đại diện Trung tâm Khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp (Sở Công Thương Hà Nội) cho biết, Sở đã triển khai ứng dụng mô hình tiết kiệm năng lượng trong sản xuất công nghiệp trên địa bàn, bước đầu có những kết quả nhất định. Theo đó, có 104 giải pháp tiết kiệm năng lượng được áp dụng, tiết kiệm trên 2.600 TOE/năm, tương đương 31,6 tỷ đồng/năm.

Bên cạnh việc thúc đẩy năng lượng tiết kiệm hiệu quả, Sở Công Thương Hà Nội còn khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo thông qua mô hình thí  điểm hệ thống pin mặt trời áp mái tại Công ty CP sản xuất và kinh doanh đồ uống Thảo Mộc. Hiện, TP Hà Nội cũng đang nghiên cứu mở rộng các mô hình thí điểm để tiến tới nhân rộng toàn thành phố.

Đối với ngành công nghiệp dệt may – nhuộm, một số doanh nghiệp cũng đã ứng dụng công nghệ sạch, công nghệ thân thiện với môi trường, nâng cấp các hệ thống xử lý nước thải… góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Bên cạnh sản xuất hướng đến tiết kiệm năng lượng hiệu quả và sạch, hệ thống phân phối hiện đại của Việt Nam cũng hướng đến phân phối “xanh”, nhiều cửa hàng chuyên doanh hiện đã có sự nhận biết đầy đủ và cập nhật về các sản phẩm thân thiện với môi trường từ cả hai phía doanh nghiệp và người tiêu dùng. Chẳng hạn ở các cửa hàng chuyên doanh điện máy như chuỗi siêu thị điện máy xanh, sản phẩm tiết kiệm năng lượng có giá thành phải chăng tiếp tục được đón nhận. Chuỗi thực phẩm chức năng và mỹ phẩm thiên nhiên như The Body Shop, Le Ocitane, Chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch Sói Biển, Bác Tôm… đang triển khai kinh doanh tập trung vào các sản phẩm hữu cơ.

Đặc biệt, có nhiều siêu thị kinh doanh tổng hợp đã tích cực hưởng ứng phong trào phòng chống rác thải nhựa, bảo vệ môi trường như thay thế túi nilon bằng túi từ vật liệu thân thiện với môi trường; hay sử dụng ống hút bằng giấy, tre, gạo, cỏ thay thế cho ống hút nhựa…

Mặc dù phong trào “xanh hóa” từ sản xuất đến tiêu dùng trong thời gian đã có những kết quả  đáng ghi nhận, nhưng mới chỉ phổ biến ở các doanh nghiệp lớn. Việc triển khai áp dụng còn nhiều khó khăn, hạn chế, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bởi các doanh nghiệp này năng lực tài chính hạn chế, nên việc thay đổi công nghệ, sử dụng công nghệ sạch còn gặp nhiều khó khăn.

Trong thời gian tới, ngành Công Thương sẽ có kiến nghị, đề xuất với Chính phủ những cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đổi mới công nghệ theo hướng sử dụng công nghệ sạch, thân thiện với môi trường. Đồng thời, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tích cực tham gia hệ thống phân phối xanh; thúc đẩy sản xuất, phân phối, tiêu dùng hàng hóa thân thiện môi trường...

Ngoài sự hỗ trợ từ phía nhà nước, các doanh nghiệp cùng cần thay đổi tư duy từ kinh tế tuyến tính sang tuần hoàn; xem rác thải là nguồn nguyên liệu mới để sản xuất; học hỏi khả năng tái tạo và tuần hoàn của thiên nhiên; nhận thức mọi tài nguyên đều giới hạn để sản xuất dựa trên giới hạn đó; ý thức về cộng sinh công nghiệp, sử dụng năng lượng tái tạo, sản xuất sạch hơn...

Theo Diệu Anh/chinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 445

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 441


Hôm nayHôm nay : 68593

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1335646

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74382617